Hầu hết khi sử dụng máy tính, chúng ta đều quen dùng chuột để thực hiện các thao tác. Tuy nhiên việc sử dụng chuột thực tế lại không đem lại hiểu quả tối ưu nhất và đó cũng chính là lí do giải thích cho sự xuất hiện các tổ hợp phím trên máy tính.
Các tổ hợp phím trên máy tính đơn giản
Các tổ hợp phím ra đời với mục đích là giúp người sử dụng máy tính hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn thông qua việc kết hợp các phím với nhau để thực hiện một chức năng nhất định thay vì phải thao tác thủ công như trước kia.
Ưu điểm này thể hiện rõ nét khi sử dụng những ứng dụng có quá nhiều tính năng như khi soạn thảo văn bản trong Word, hay làm bảng tính như trong Excel,…
Những nhà sản xuất máy tính đã tạo ra rất nhiều tổ hợp phím tắt hữu dụng, song ở bài viết này sẽ chỉ đề cập đến các tổ hợp phím tắt thông dụng nhất.
- Tổ hợp phím Ctrl + C hoặc Ctrl + Insert, có ý nghĩa là copy đoạn văn bản hoặc copy đối tượng mà mình đang lựa chọn.
- Tổ hợp phím Ctrl + V hoặc Shift + Insert, có ý nghĩa là chèn văn bản, đối tượng đã copy.
- Tổ hợp phím Ctrl + X, có ý nghĩa là cắt đối tượng đã chọn.
- Tổ hợp phím Ctrl + P, có ý nghĩa là dán đối tượng đã chọn.
- Tổ hợp Ctrl + A, có ý nghĩa là chọn tất cả những gì có trên màn hình. Tổ hợp phím này đặc biệt hữu ích trong Word, Excel,… khi muốn chọn tất cả những dữ liệu để cài đặt định dạng.
- Tổ hợp phím Ctrl + Z Và Ctrl + Y. Nếu như Ctrl + Z là lệnh Undo thì Ctrl + Y là lệnh redo của lệnh undo trước đó.
- Tổ hợp phím Ctrl + F, có ý nghĩa là mở hộp thoại tìm kiếm.
- Tổ hợp phím Alt + Tab hoặc Alt + Esc, có ý nghĩa là chuyển qua chuyển lại giữa các cửa sổ chương trình đang mở.
- Tổ hợp phím Ctrl + Backspace và Ctrl + Left hoặc Right arrow. Nếu ấn tổ hợp phím Ctrl + Backspace sẽ xóa 1 từ thay vì chỉ xóa 1 kí tự, còn khi giữ phím CTRL rồi ấn phím mũi tên trái, phải sẽ giúp di chuyển con trỏ qua 1 từ thay vì 1 kí tự.
- Tổ hợp phím Ctrl + S, có ý nghĩa là giúp lưu lại tài liệu. Chúng ta nên sử dụng phím tắt này thường xuyên để lưu trữ tài liệu tránh bị mất giữa chừng khi có sự cố đột ngột xảy ra. (Nhất là trong soạn thảo tin học văn phòng: Word, Excel, Powerpoint,…)
- Tổ hợp phím Ctrl + Home hoặc Ctrl + End, có ý nghĩa là di chuyển con trỏ lên đầu và xuống cuối của một tài liệu.
- Tổ hợp phím Ctrl + P, có ý nghĩa là in tài liệu đang xem.
- Tổ hợp phím Page Up, Space bar, và Page Down. Chúng ta sử dụng Page up để di chuyển con trỏ lên 1 trang màn hình. Sử dụng Page down để di chuyển con trỏ xuống 1 trang màn hình.
- Khi đang duyệt web, sử dụng phím Space Bar sẽ giúp bạn xuống trang màn hình kế tiếp. Còn giữ phím Shift và ấn Space Bar sẽ kéo lên trang màn hình kế tiếp.
- Tổ hợp phím Alt + Print Screen, có ý nghĩa là chụp lại toàn màn hình ngay tại thời điểm đang sử dụng. Tuy nhiên nếu chỉ muốn chụp một phần màn hình đang hoạt động, thì sử dụng tổ hợp logo Windows + Shift + S và chọn phần màn hình bạn muốn lưu lại.
- Tổ hợp phím Ctrl + Shift + N, có ý nghĩa là để tạo một thư mục mới.
- Tổ hợp phím logo Windows + M, có ý nghĩa là thu nhỏ cửa sổ đang sử dụng.
- Tổ hợp phím logo Windows + L, có ý nghĩa là khoá lại màn hình. Nếu muốn mở khoá, cần phải nhập lại mật khẩu Windows.
- Tổ hợp phím Ctrl + N và Ctrl + T là để mở cửa sổ mới và mở tab mới trên Google Chrome. Nếu muốn duyệt Chrome ở chế độ ẩn danh, chỉ cần nhấn 3 phím Ctrl + Shift + N.
- Tổ hợp phím Ctrl + Shift + T. Khi bạn lỡ tay đóng nhầm một tab nào đó, có thể sử dụng cách trên để bạn lại tab bạn vừa đóng.
- Tổ hợp phím Shift + Delete, có ý nghĩa là xoá vĩnh viễn tập tin/ thư mục mà không cho vào thùng rác.
- Hai mốt, tổ hợp phím Ctrl + F10, có ý nghĩa là phóng to/ thu nhỏ cửa sổ ứng dụng.
- Phím F1: Mở phần trợ giúp của một phần mềm.
- Phím F2: đổi tên đối tượng đã chọn.
- Phím F3: mở tính năng tìm kiếm tập tin/thư mục trong My Computer.
- Phím F4: mở danh sách địa chỉ trong mục Address của My Computer.
- Phím F5: làm tươi các biểu tượng trong cửa sổ hiện hành.
- Phím F6: di chuyển xung quanh các phần tử của màn hình trên một cửa sổ hay trên desktop.
- Phím F10: truy cập vào thanh Menu của ứng dụng hiện hành.
Kết luận
Với các tổ hợp phím cơ bản thông dụng bên trên, hi vọng sẽ giúp ích cho quá trình sử dụng máy tính của các bạn để tiết kiệm thời gian và sử dụng chuyên nghiệp hơn.
Xem thêm: