Top 15 bộ phim cảm động về tình mẫu tử

Không phải cứ đến Mother’s Day thì bạn mới nhớ đến và dành thời gian cho người phụ nữ mình yêu thương nhất. Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi lúc rảnh rỗi, ví dụ như cuối tuần hay nghỉ lễ bạn sẽ cùng Mẹ xem những bộ phim vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử và tình cảm gia đình đầy xúc động?

Lady Bird – Tuổi nổi loạn

Nội dung

Lady Bird là một bộ phim điện ảnh thuộc đề tài tuổi mới lớn của Mỹ năm 2017 do Greta Gerwig đạo diễn. Lấy bối cảnh tại Sacramento – California, bộ phim xoay quanh những câu chuyện tuổi mới lớn của cô bé có tên Lady Bird và mối quan hệ căng thẳng với mẹ.

Lady Bird
Một phân cảnh trong bộ phim Lady Bird

Diễn xuất của Saoirse Ronan và Laurie Metcalf trong Lady Bird được giới chuyên môn đánh giá cao và giúp hai nữ diễn viên mang về các đề cử giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (vai Lady Bird) và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (vai mẹ của Lady Bird).

Lady Bird se làm bạn nhớ lại năm tháng trưởng thành, về tất cả những điều ngu ngốc bạn đã làm cho mẹ đau lòng như thế nào khi còn là một thiếu niên nổi loạn.

Những bà mẹ “ngoan”

Những bà mẹ “ngoan” là một bộ phim điện ảnh Mỹ phát hành năm 2016 với sự có sự tham gia của Mila Kunis, Kristen Bell, Kathryn Hahn, Jay Hernandez, Annie Mumolo, Jada Pinkett Smith và Christina Applegate.

Nội dung phim xoay quanh Amy Mitchell – một phụ nữ thành đạt bởi ngoài sự nghiệp ổn định, cô còn có gia đình hạnh phúc cùng những đứa con tài giỏi. Tuy nhiên, sự kì vọng và những chuẩn mực hà khắc trong việc làm mẹ của xã hội khiến Amy quá mệt mỏi và quyết định rũ bỏ mọi nguyên tắc phi lý đó. Kết hợp cùng hai người mẹ cùng chí hướng khác là Kiki và Carla, bộ ba này phá vỡ những khuôn mẫu cứng nhắc và họ đã viết nên một định nghĩa mới cho thiên chức làm mẹ.

Brave (Công chúa tóc xù)

Công chúa tóc xù là bộ phim hoạt hình do Pixar sản xuất và Disney phát hành năm 2012. Cốt truyện của phim do nhà biên kịch/đạo diễn Brenda Chapman lấy cảm hứng từ mối quan hệ giữa chính bà và con gái.Bộ phim đã giành Giải Oscar và Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất cùng doanh thu 538 triệu USD.

Lấy bối cảnh ở vùng Cao nguyên Scotland, nàng công chúa tên là Merida đã vô tình gây ra một vụ hỗn loạn trong vương quốc vì phản đối việc hứa hôn, một tục lệ cổ xưa giữa các bộ lạc. Merida đã vô tình biến mẹ mình thành một con gấu vì tin lời mụ phù thủy và buộc phải hoá giải lời nguyền ấy trước khi quá muộn.

Công chúa tóc xù
Công chúa tóc xù và Mẹ mình – người đã bị biến thành gấu

Những đứa trẻ đều ổn

The Kids Are All Right (Những đứa trẻ đều ổn) là một bộ phim hài chính kịch của Mỹ năm 2010 do Lisa Cholodenko đạo diễn. Phim nhận giành được bốn đề cử trong đó có hạng mục Phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 83.

Bộ phim là câu chuyện về Joni – con gái ruột của Nic và Laser – con trai ruột của Jule. Cả hai đều được thụ tinh nhân tạo từ cùng một người hiến tinh trùng Paul. Hai đứa trẻ luôn tìm mọi cách để đưa cha mình hòa nhập vào cuộc sống gia đình hiện tại của chúng.

Người mẹ

Bạn đừng nhầm lẫn Mother của đạo diễn Bong Joon Ho công chiếu vào năm 2009 với bộ phim tâm lý Mỹ cùng tên phát hành năm 2017 và có sự tham gia của Jennifer Lawrence.

Mother (Người Mẹ) là câu chuyện cảm động về giữa người mẹ và con trai bị kém phát triển. Khi con trai bị buộc tội giết người, bản năng người mẹ và sự tin tưởng vô điều điện đã khiến người mẹ vĩ đại này sẵn sàng làm bất cứ điều gì để minh oan cho đưa con đã đủ thiệt thòi của mình.

Giai điệu hạnh phúc

Mamma Mia! (Giai điệu hạnh phúc) là một bộ phim nhạc kịch lãng mạn dựa trên các bài hát của nhóm nhạc người ABBA, với phần nhạc được sáng tác bởi một thành viên nhóm là Benny Andersson.

Poster phim Giai điệu hạnh phúc
Poster phim Giai điệu hạnh phúc

Trên hòn đảo Kalokairi ở Hy Lạp, Sophie Sheridan cô gái sắp bước lên xe hoa khi mới 20 tuổi gửi ba tấm thiệp mời cưới đến cho ba người đàn ông khác nhau. Sophie vô tình tìm thấy quyển nhật ký của mẹ mình và biết được có đến 3 người có thể là bố của cô. Cô đã bí mật mời họ đến đám cưới và tin rằng sau khi gặp được, cô sẽ biết ai là cha ruột của mình.

Không hẹn mà gặp, cả ba cùng quay trở lại hòn đảo đã ghi dấu mối tình say đắm 20 năm trước. Mọi chuyện trở nên rắc rối hơn khi cả ba đều tự nhận mình là cha cô bé, đều có nguyện vọng dắt tay con gái tiến vào lễ đường.

Những người phụ nữ nhỏ bé

Những người phụ nữ bé nhỏ (Little Women) là một bộ phim điện ảnh dựa trên tiểu thuyết cùng tên năm 1968 của Louisa May Alcott phát hành năm 2019 do Greta Gerwig đạo diễn kiêm viết kịch bản.

Little Women
Bốn chị em gái trọng bộ phim Little Women

Little Women lấy bối cảnh ở thời Nữ hoàng Victoria thế kỉ 19, xoay quanh một gia đình Anh quốc ở vùng quê nghèo khó. Họ có 4 cô con gái: Meg, Jo, Amy và Beth. Người cha phải đi đánh thuê ở cuộc nội chiến Mỹ nhằm nuôi sống gia đình, 4 cô con gái đều do một tay người mẹ nhân hậu Marmee nuôi dạy.

Little Women là bộ phim đậm chất nữ quyền khi nhân vật chính Jo luôn giận dữ vì người lớn đều nói “phụ nữ chỉ có thể kết hôn hoặc chết trong nghèo đói”. Suốt thời tuổi trẻ, cô đã nỗ lực xây dựng một cuộc đời độc lập. Thế nhưng không vì vậy mà phim thiếu đi sự mềm mại. Bộ phim như một bản hòa tấu về nữ giới bởi mỗi người phụ nữ đều mang trong mình một chút mềm mại, một chút ngọt ngào, thâm chí có phần yếu đuối khi đối mặt tình yêu.

Wine Country

Wine Country là một bộ phim điện ảnh hài năm 2019 của Mỹ được sản xuất và đạo diễn bởi Amy Poehler với sự tham gia của các diễn viên Maya Rudolph, Rachel Dratch, Ana Gasteyer, Paula Pell, Emily Spivey, Jason Schwartzman và Tina Fey.

Wine Country
Poster bộ phim Wine Country

Nội dung phim kể về sáu phụ nữ trung niên quyết đinh đi tour nếm rượu vang ở California để chúc mừng sinh nhật lần thứ 50 của một người trong nhóm.

Wine Country không được các nhà phê bình đánh giá quá cao nhưng lại vô cùng phù hợp để bạn xem cùng mẹ của mình. Bộ phim sẽ khiến bạn hiểu rằng, cho dù là 20 tuổi hay 50 tuổi, mỗi người phụ nữ đều có quyền theo đuổi thứ mà mình muốn.

Tully (Cuộc chiến bỉm sữa)

Tully là một bộ phim điện ảnh Mỹ năm 2018 của đạo diễn Jason Reitman với sự tham gia của Charlize Theron, Mackenzie Davis và Ron Livingston.

Đây là câu chuyện về Marlo, một bà mẹ đã có hai con nhưng lại đang mang thai đứa con thứ ba không nằm trong kế hoạch. Jonah, con trai thứ hai của cô mắc chứng rối loạn phát triển cần sự chăm sóc đặc biệt. sau đó Marlo hạ sinh một cô con gái mà cô đặt tên là Mia, và cô nhanh chóng kiệt sức bởi quá nhiều áp lực từ những việc tưởng như cỏn con nhất.

Cuộc chiến bỉm sữa
Hình ảnh Charlize Theron diễn trong Cuộc chiến bỉm sữa là điều bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ bà mẹ nào

Hình ảnh Charlize Theron mắt thâm quầng, thân hình xồ xề, di chuyển nặng nhọc quanh bàn ăn với ba đứa con không chỉ mang lại cho cô đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ở giải Qảu Cầu vàng mà còn có thể khiến bạn hiểu thêm về mẹ, rằng mẹ cũng đã từng đau đớn như vậy, cực khổ như vậy để nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành.

Room (Căn phòng)

Căn phòng là một bộ phim điện ảnh được biên kịch bởi Emma Donoghue dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của cô. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Brie Larson, Jacob Tremblay, Joan Allen, Sean Bridgers và William H. Macy.

Phim điện ảnh căn phòng
Larson và con trai của cô trong “căn phòng”

Bị giam giữ bảy năm trong một căn phòng, một người phụ nữ (Larson) và đứa con trai năm tuổi của cô (Tremblay) cuối cùng cũng giành được tự do. Thế nhưng cũng bởi vì quá lâu không được tiếp xúc với bên ngoài, thế giới quan của cậu bé gần như đảo lộn.

Với nội dung và dàn dựng xuất sắc, Room được đề cử cho bốn Giải Oscar năm 2015 cho phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Bộ phim sẽ làm bạn tin rằng, cho dù có bất cứ điều tồi tệ nào xảy ra đi chăng nữa, thì Mẹ vẫn mãi mãi ở bên cạnh chúng ta.

The Preparation – Ngày không còn mẹ 

The Preparation là một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc năm 2017 của đạo diễn Cho Young-Jun với sự tham gia của Go Doo-shim và Kim Sung-kyun.

Ngày không còn mẹ
‘Ngày không còn mẹ’: Câu chuyện đẫm nước mắt về tình mẫu tử thiêng liêng

In-gyu là một đứa trẻ lên 7 “mắc kẹt” trong hình hài một người đàn ông bởi căn bênh thiểu năng trí tuệ. Người Mẹ vĩ đại của anh dành trọn 30 năm cuộc đời để chăm sóc cho con trai mình, việc đó đã khiến cho Ae-soon trở thành một bà mẹ già luôn cằn nhằn và cực kì khó tính. Một ngày kia, bà chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Để chuẩn bị cho một tương lai hoàn toàn mới cho con trai khi không có mình bên cạnh, bà bắt đầu lên danh sách các việc cần làm – những điều vô cùng bình thường song lại hoàn toàn lạ lẫm và khó khăn đối với một người chậm phát triển như In-gyu.

Hành trình trưởng thành muộn của In-gyu bên cạnh người mẹ già đã lấy đi những giọt nước mắt biết bao người trong những ngày cuối năm 2017.

Dearest – Con thân yêu

Dearest là một bộ phim tiếng Hoa phát hành năm 2014 của đạo diễn Trần Khả Tân với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng Triệu Vy, Hoàng Lỗi, Đồng Đại Vy,…

Con thân yêu
Một phân cảnh gây xúc động mạnh trong “Con thân yêu”

Dựa trên một vụ bắt cóc có thật, bộ phim kể về hành trình rong ruổi tìm con của vợ chồng Điền Văn Quân và Lỗ Hiểu Quyên và câu chuyện về tình mẫu tử sâu sắc giữa người phụ nữ nông thôn nghèo Lý Hống Cầm khi nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bắt cóc.

Dearest là một tác phẩm chính kịch cảm động của nền điện ảnh Hoa ngữ với những thước phim nhuốm màu u buồn, xúc cảm được đẩy lên đến tận cùng khi tiếng gọi “Mẹ ơi!” chưa từng được đáp lại. Bộ phim cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với tệ nạm bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc và đã được chiếu trong phần Thuyết trình đặc biệt của Liên hoan phim quốc tế Toronto 2014 .

My name is Khan

My name is Khan (Tên tôi là Khan) là một bộ phim điện ảnh Ấn Độ sản xuất năm 2010 với sự tham gia của các ngôi sao Bollywood thời điểm đó là Shahrukh Khan và Kajol.

Rizvan Khan sinh ra trong một gia đình Hồi giáo nghèo ở vùng quê tại Ấn Độ. Cậu có tư chất thông minh nhưng lại mắc hội chứng Arperger – một dạng tự kỷ không thể bày tỏ cảm xúc ra bên ngoài. Khan lớn lên trong tình yêu, sự kiên nhẫn và giáo dục đầy nhân văn của người mẹ. Chính điều này đã định hình nên nhân cách cao đẹp, ảnh hưởng đến toàn bộ quyết định trong tương lai của Khan khi anh gặp vô số biến cố trong cuộc đời.

Người phụ nữ nhân hậu

Her Love Boils Bathwater (Người phụ nữ nhân hậu) là một bộ phim điện ảnh phát hành năm 2016 của đạo diễn Ryōta Nakano. Đây cũng là đại diện Nhật Bản tham dự Oscar lần thứ 90 cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Trailer phim Her Love Boils Bathwater (Người phụ nữ nhân hậu)

Bộ phim xoay quanh một người phụ nữ tên Futaba Kono được chuẩn đoán mắc ung thư và thời gian còn sống của cô không còn bao lâu nữa. Với những ngày còn lại ngắn ngủi trong đời, cô muốn những người xung quanh mình thực sự hạnh phúc, đặc biệt là hai cô con gái Azumi và Ayuko.

Người phụ nữ nhân hậu
Futaba Kono và gia đình của cô trong bộ phim Người phụ nữ nhân hậu

Bộ phim đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả bởi họ nhìn thấy hình ảnh người mẹ mình từ Futaba Kono. Tuy gia đình nào cũng có mâu thuẫn nhưng sự hi sinh, tình yêu và đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên đã đem đến cho quãng đời còn lại của Futaba Kono những giây phút hạnh phúc nhất.

Áo lụa Hà Đông

Cho dù hơn một thập kỉ trôi qua, biết bao nhiêu bộ phim đã được sản xuất nhưng Áo lụa Hà Đông vẫn là một trong những tác phẩm phim chiếu rạp hay nhất của điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục “Phim truyện nhựa xuất sắc nhất“, tham dự đề cử giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 2007.

Áo lụa hà đông
Áo lụa Hà Đông đã lọt vào top 10 phim hay nhất tại LHP Fukuoka năm 2007

Dần (Trương Ngọc Ánh) Gù (Quốc Khánh) vốn là người ở trong nhà địa chủ nhưng cả hai đã phải lòng nhau và tìm cách trốn đi. Họ có với nhau 4 đứa con và phải tìm mọi cách để nuôi đám trẻ khôn lớn giữa chiến tranh, loạn lạc và đói nghèo.

Trailer phim Áo lụa Hà Đông

Cuộc đời của Dần cũng giống như cuộc đời của bao người phụ nữ Việt Nam khác. Cho dù đói khổ nhưng vẫn nguyện hi sinh tất cả vì con mình, kể cả khi phải làm công việc vú nuôi quái dị. Ngôn ngữ điện ảnh cùng tình mẫu tử được biểu tượng hóa qua hình ảnh chiếc áo dài trắng đã giúp bộ phim lấy được sự đồng cảm từ khán giả và không chỉ vậy, Áo lụa Hà Đông còn phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh khi câu chuyện kết thúc với câu hỏi “Hòa bình có đẹp không hả bố?”. Thế nhưng gia đình nhỏ bé này đã không ai còn sống được đến khi đất nước hưởng hòa bình.

Không cần những món quà đắt tiền sang trọng, cũng không cần phải quá cầu kì chuẩn bị, chỉ với hơn hai tiếng đồng hồ cho mỗi bộ phim, nhưng xem bên cạnh Mẹ là một điều thực sự tuyệt vời và ý nghĩa.

Gửi phản hồi