Giới thiệu về nội dung báo giá rọ đá 2x1x05
Nội dung
Chào quý bạn trở lại với Blog của chúng tôi. Cũng như những thông tin mà chúng tôi cập nhật, cung cấp các thông tin từ chuyên gia. Báo giá rọ đá 2x1x05 cũng là một trong những tính toán khối lượng của rọ, để ước tính chi phí và khối lượng của dự án khi đưa vào trình duyệt. Bài trước chúng tôi xuất bản mời quý bạn xem qua sau đây:
Rọ đá hộc trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực hiện nay. Với những dự án của các công trình trọng điểm Quốc gia. Rọ đá ngày càng được biết đến nhiều hơn, trong công tác cứu nạn, cứu hộ và phòng chống sạt lở đất.
Đối với rọ đá 2x1x1 thì rọ đá 2x1x05 cũng thông dụng như nhau. Như định nghĩa về khái niệm rọ đá hộc, cũng là một loại rọ định hình khối thông thường. Nhưng bên trong được lèn lấp bởi vật liệu đá hộc. Do đó chúng được gọi là Rọ đá hộc. Định hình khối kích thước này áp dụng cho loại rọ đá có kích thước thông dụng. Trong bảng sau đây:
Kích thước mắt lưới (mm) | Rọ đá thông dụng | Thảm đá thông dụng | ||
Kích thước
(dài x rộng x cao) |
Tổng diện tích |
Kích thước
(dài x rộng x cao) |
Tổng diện tích |
|
P6(60 x 80) P8(80 x 100) P10(100 x 120) |
1m x 1m x 0.5m | 4 m2 | 3m x 2m x 0.5m | 19 m2 |
1m x 1m x 1m | 6 m2 | 4m x 2m x 0.3m | 24,4 m2 | |
2m x 1m x 0.5m | 7,5 m2 | 5m x 2m x 0.5m | 31 m2 | |
2m x 1m x 1m | 10 m2 | 6m x 2m x 0.3m | 31,8 m2 | |
2m x 1,5m x 0.5m | 10,25 m2 | 10m x 2m x 0.5m | 52,6 m2 | |
Ghi chú |
+ Dung sai kích thước mắt lưới: ± 10%
+ Dung sai đường kính dây đan, dây viền: ± 5% + Dung sai kích thước thảm (dài, rộng, cao): ±5%; ±5%; ±5% + Trọng lượng mạ kẽm: 50÷80 g/m2 / 250÷280 g/m2 + Dây buộc 2.2 – 3.2 được cung cấp kèm theo = 2% trọng lượng thảm. |
|||
Kích thước rọ đá và thảm đá được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng |
Báo giá rọ đá 2x1x05 theo định lượng m2
Báo giá rọ đá 2x1x05 cũng căn cứ vào bảng báo giá theo m2 mà Hưng Phú thường cập nhật. Vì thị trường thép và nhựa luôn dao động. Cho nên những báo giá này mang tính tham khảo. Thông thường thị trường dao động có biên độ từ vài ngàn đồng trên một mét vuông.
Mời bạn tham khảo thêm trong phần báo giá rọ đá. Nội dung này cũng cung cấp cho bạn vài thông tin. Dù nhắc lại hoặc trùng lặp. Nhưng lại cần thiết cho quý khách khỏi phải mất công đối chiếu và tính toán.
Xin trình bày lại cùng quý bạn cách tính diện tích khối rọ trong định hình lập phương. Đó là các loại thông dụng, không phải quy cách đặc biệt. Như sau
- Đối với rọ đá có quy cách thông dụng như 2x1x1 hoặc 2x1x05, 1x1x1 hoặc các loại nhỏ hơn là 1×0.5×0.5… Các loại có chiều ngang tối đa 1m. Chúng được định hình trong sản xuất, cụ thể cho rọ đá 2x1x0,5 có 1 vách ngăn là 7.5 m2. Đó là tấm lưới được đan theo chiều ngang 2m và chiều dài là 3m. Vách ngăn được đan chiều ngang 0,5m và cắt theo chiều dài là 1m. Vậy tính được tấm lưới 2mx3m = 6 m2 và 03 vách ngăn là 0.5×3 = 1,5 m2. Tổnh diện tích là 7.5 m2.
- Đối với với quy cách đặc biệt. Chúng tôi cần bản vẽ chi tiết để định hình và cần tính toán lượng cắt bỏ phế liệu từ các góc cạnh dư thừa.
Giải pháp rọ đá 2x1x05 cho hệ tường chắn trọng lực
Hệ tường chắn trọng lực được thiết kế giật cấp. Do đó các biến thể thiết kế mà chúng tôi trình bày sau đây thích hợp cho các tường Chắn trọng lực. Mời bạn xem qua một vài nội dung đã xuất bản trong chuyên mục chúng tôi
Báo giá rọ đá 2x1x05 theo mét vuông.
Trong dòng dây đan được phân loại. Bao gồm dây đan bọc nhựa PVC và dây đan mạ kẽm. Tuy vậy trong thành phần mạ kẽm. Dây đan này có phân loại tiếp là mạ kẽm nặng và mạ kẽm nhẹ. Theo hai tiêu chuẩn khác nhau.
- TCVN 2053:1993 về đường kính dây đan và mạ kẽm.
- TCVN 10035:2014 về chỉ tiêu mạ kẽm nặng
Mời bạn tham khảo thêm bảng báo giá rọ đá theo mét vuông. Có đầy đủ các quy cách dây đan, đường kính dây đan trong link sau đây:
Ứng dụng cơ bản
Có bao nhiêu loại tường chắn trọng lực
-
Tường chắn trọng lực
-
Tường chắn giá đỡ
-
Tường cọc cừ
-
Tường vây Barrete
-
Tường cọc khoan nhồi
-
Tường neo trong đất
Ở bất cứ một tường chắn nào trong các loại được nêu trên, những nhược điểm cố hữu của các giải pháp đó đã được chứng minh qua rất nhiều tài liệu nghiên cứu của Viện địa chất Hoa Kỳ và cũng có trong bộ tiêu chuẩn ASTM Quốc tế.
Nhược điểm lớn nhất vẫn là vấn đề thoát nước, vì các vật liệu chắn trọng lực giữa hai vùng đất tách biệt nhau, vấn đề thoát nước bao giờ cũng cấp thiết nhất. Ví dụ một điển hình cố hữu của tường chắn bằng cách lắp các khối Betong. Ở đây nước chỉ có thể thoát ra ở bề mặt trên đỉnh của tường, hoặc thoát ra bằng vùng thấp như chân tường.
Không có thiết kế vật liệu thoát nước như Bấc thấm ngang hoặc vải địa kỹ thuật không dệt, nên vấn đề xói mòn theo năm tháng bao giờ cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng là sụp đổ cấu trúc, hoặc khắc phục chúng với chi phí quá đắt đỏ, bảo trì chúng cũng rất gian nan.
Tường chắn trọng lực nào sử dụng rọ đá 2x1x05 hộc hiệu quả
Các thiết kế kè rọ đá hộc và rọ đá neo ở Việt Nam hiện nay. Đa số chúng được sao chép các thiết kế từ các Viện địa chất và Thủy công của Hoa Kỳ. Những tài liệu được dịch thuật sang tiếng Việt hiện nay ở Viện Khoa Học thủy lợi Miền Nam cũng khá nhiều.
Các tiêu chuẩn về Thi công và nghiệm thu cũng từ các tiêu chuẩn ASTM Quốc Tế. Những hình minh họa trên là các thiết kế tường chắn trọng lực hiệu quả nhất. Được áp dụng hầu hết trong các Phương pháp kè cứng ở Việt Nam.
Tạm kết
Báo giá rọ đá 2x1x05 theo quy cách thông dụng này, cùng với các giải pháp mà bạn cần tham khảo thêm cho dự án của mình. Trong chuyên mục của chúng tôi cũng từng xuất bản các giải pháp kè rọ đá và các vật liệu liên quan.
Bạn có thể tham khảo trong chuyên mục. Xin chào và hẹn gặp lại