Thiết kế các hệ tường chắn trọng lực phổ biến
Nội dung
Có bao nhiêu loại tường chắn trọng lực
-
Tường chắn trọng lực
-
Tường chắn giá đỡ
-
Tường cọc cừ
-
Tường vây Barrete
-
Tường cọc khoan nhồi
-
Tường neo trong đất
Ở bất cứ một tường chắn nào trong các loại được nêu trên, những nhược điểm cố hữu của các giải pháp đó đã được chứng minh qua rất nhiều tài liệu nghiên cứu của Viện địa chất Hoa Kỳ và cũng có trong bộ tiêu chuẩn ASTM Quốc tế.
Nhược điểm lớn nhất vẫn là vấn đề thoát nước, vì các vật liệu chắn trọng lực giữa hai vùng đất tách biệt nhau, vấn đề thoát nước bao giờ cũng cấp thiết nhất. Ví dụ một điển hình cố hữu của tường chắn bằng cách lắp các khối Betong. Ở đây nước chỉ có thể thoát ra ở bề mặt trên đỉnh của tường, hoặc thoát ra bằng vùng thấp như chân tường.
Không có thiết kế vật liệu thoát nước như Bấc thấm ngang hoặc vải địa kỹ thuật không dệt, nên vấn đề xói mòn theo năm tháng bao giờ cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng là sụp đổ cấu trúc, hoặc khắc phục chúng với chi phí quá đắt đỏ, bảo trì chúng cũng rất gian nan.
Tường chắn trọng lực nào sử dụng rọ đá hộc hiệu quả
Các thiết kế kè rọ đá hộc và rọ đá neo ở Việt Nam hiện nay. Đa số chúng được sao chép các thiết kế từ các Viện địa chất và Thủy công của Hoa Kỳ. Những tài liệu được dịch thuật sang tiếng Việt hiện nay ở Viện Khoa Học thủy lợi Miền Nam cũng khá nhiều.
Các tiêu chuẩn về Thi công và nghiệm thu cũng từ các tiêu chuẩn ASTM Quốc Tế. Những hình minh họa trên là các thiết kế tường chắn trọng lực hiệu quả nhất. Được áp dụng hầu hết trong các Phương pháp kè cứng ở Việt Nam.
Quy cách thông dụng hay đặc biệt
Định hình rọ đá hộc theo quy cách đặc biệt như hình bản vẽ. Thông thường Hưng Phú nhận được các bản vẽ kỹ thuật từ khách hàng. Sau khi tham khảo và thảo luận các điều khoản. Chúng tôi tiến hành báo giá rọ đá hộc kèm theo các chi phí phát sinh.
Quy cách đặc biệt trong định hình rọ đá tốn rất nhiều phế liệu. Trong sản xuất cũng như trong công tác thi công. Thông thường bắt gặp các quy cách này ở những công trình cống thoát nước. Kè đê điều trong Thủy lợi và trong công tác lót kênh mương.
Báo giá rọ đá hộc theo quy cách thông dụng định hình thường bắt gặp nhất. Đó là các quy cách 2mx1mx0,5m hoặc 2mx1mx1m. Ngoài ra còn có các định hình Rọ đá neo. Rọ đá neo cũng là một quy cách cách đặc biệt. Nhưng nó không tốn nhiều thời gian trong sản xuất và gia công.
Các dự án tiêu biểu sử dụng rọ đá hộc
Rọ đá hộc xây dựng tường chắn trọng lực tận dụng xây dựng công trình Phía trên. Tường chắn trọng lực cao nhất trên 8m sử dụng rọ đá kích thước 2x1x0.5m có khung viền cho rọ. Địa điểm đầu đèo Mimosa hướng Đà Lạt về Tp.HCM.
Dự án kè sông chống xói mòn, bảo vệ lòng sông và bờ sông. Kênh An Hóa thộc Huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Bao gồm rọ đá hộc, rọ đá neo và thảm đá.
Dự án xây dựng tường chắn trọng lực bằng rọ đá hộc. Bảo vệ trụ cầu chống xói mòn mạnh trong những mùa mưa lũ. Dù vùng đất có đá trầm tích và nền đá cứng. Nhưng sự xói mòn của dòng chảy là rất lớn. Để thay thế cho chiếc cầu nhỏ. Rọ đá hộc được xây dựng để bảo vệ cho chân cầu mới.
Địa điểm tại Tân Liên, Tân Thành, Đức Trọng, Lâm Đồng.
Giới thiệu Rọ đá hộc
Trong kỹ thuật thủy lợi, rọ đá hộc là một vật liệu sử dụng khá phổ biến. Nhất là công tác chỉnh trị sông và cửa sông ven biển. Ổn định mái dốc chống xói lở cho các công trình công cộng, như đường giao thông, kênh mương và đê đập. Giải pháp dùng rọ đá hộc và đá hộc để gia cố ngày càng phổ biến hơn.
Nhưng rọ đá hộc là gì ?
Cũng như một “lồng đá” được đan bằng dây hoặc hàn bằng thép. Nhưng một rọ đá thông thường có mắt lưới lớn nhỏ khác nhau. Người ta phân chia nhiều loại định hình khác nhau. Rọ đá neo, rọ đá hộc, rồng đá. Đặc biệt Rọ đá hộc là loại được lèn vật liệu lấp bên trong bằng đá hộc.
Cũng như bao loại thông thường khác. Rọ đá hộc cũng có hai dòng dây đan chính. Dây đan mạ kẽm được định hình theo khối thì được gọi là rọ đá mạ kẽm. Dây đan bọc nhựa PVC thì được gọi là Rọ đá bọc nhựa PVC dây đan. Tùy vào thiết kế và yêu cầu dự án để chủ đầu tư yêu cầu sản xuất.
Các tính năng của Rọ đá hộc
Chịu lực
Trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực mà chúng tôi giới thiệu tiếp theo. Bạn sẽ có thông tin đầy đủ hơn về tính chịu lực và các tiêu chuẩn về vật liệu lấp bên trong. Mỗi thiết kế của loại Rọ đá hộc. Có các định hình thông dụng khác nhau.
Phổ biến nhất của loại rọ đá hộc là định hình kích thước 2mx1mx0.5m hoặc 2mx1mx1m. Riêng định hình khối mỏng như rọ đá 2mx1mx0,3m cũng phổ biến trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực giữ đất. Nhưng vật liệu lấp không phải là đá hộc.
Ứng suất chịu lực của rọ đá hộc được trải đều trong từng mắt lưới. Vách ngăn làm khối đá cố định bên trong. Mắt lưới và đường kính dây đan giữ vai trò quan trọng nhất, Đường kính dây đan càng lớn, ứng suất chịu lực càng lớn và ngược lại.
Bảo vệ
Những khối rọ đá hộc có chức năng bảo vệ các công trình cầu cống đường sá rất hiệu quả. Các công trình đê chắn sóng ven biển, rọ đá hộc được bọc nhựa PVC dây đan. Được xây dựng trước những cầu cảng, các công trình bảo vệ này làm triệt tiêu năng lượng sóng. Bảo vệ bờ biển và các công trình dân sinh phía sau nó một cách hiệu quả
Bảo vệ công trình đê bao trước sức mạnh của dòng chảy thủy lực. Kênh mương thủy lợi. Các tường chắn trọng lực xây bằng rọ đá hộc bảo vệ trượt lở đất. Bảo vệ các công trình dân sinh dưới chân các triền núi, nơi có nguy cơ sạt lở đất lớn.
Bảo vệ các trụ cầu trước sức mạnh của dòng nước. Bảo vệ các con mương thủy lợi và ngày nay, rọ đá hộc nói riêng được các hộ cá thể xây dựng để bảo vệ đất canh tác. Bảo vệ các công trình nhân tạo như nền móng nhà xưởng, các kỹ thuật ngoài khơi như Điện gió và các công trình chống xói mòn trong mục tiếp theo.
Chống xói mòn
Rọ đá hộc được lèn lấp vật liệu là đá hộc. Do đó việc kết hợp vải địa kỹ thuật không dệt bên dưới chân công trình là bắt buộc. Hầu như các thiết kế nào cũng có. Việc thoát nước trong khối đắp, phía sau chân tường là rất cần thiết.
Chống xói mòn trong công tác chỉnh trị sông và cửa sông ven biển. Nơi có dòng chảy và bồi lắng trầm tích mạnh, hoặc xói mòn mạnh. Thông thường các tường chắn trọng lực được xây dựng để bảo vệ sạt lở đất và bảo vệ khu dân cư bên dưới chân đồi, hoặc các triền núi cao chống đá lăn.
Ở một bài viết trong chuyên mục. Mời bạn xem thêm trong nội dung vai trò của lưới rọ đá trong công tác chỉnh trị sông và cửa sông ven biển. Trong link sau:
Tiêu chuẩn vật liệu lấp
Rọ đá hộc và tiêu chuẩn mắt lưới
Mắt lưới trong công tác kè cứng rất quan trọng bởi ứng suất tác động vào dây đan. Đường kính dây đan càng lớn thì tuổi thọ và độ cao của công trình càng lớn. Với tường chắn trọng lực cao trên 5m. Vấn đề của dây đan và mắt lưới là tiêu chí cần phải đánh giá kỹ trước khi thi công.
Vậy mắt lưới nào và đường kính dây đan nào thích hợp. Mời bạn tham khảo thêm trong bài viết Chỉ dẫn vài thiết kế thi công nghiệm thu Tường chắn trọng lực. Nội dung cung cấp cho bạn các cách thức triển khai, cũng như các tiêu chuẩn nghiệm thu từ Cục đường bộ.
Với rọ đá mạ kẽm. Tùy theo yêu cầu thiết kế để có đường kính dây đan thích hợp. Ngoài việc đan tay có mắt lưới lớn 20cmx20cm hoặc lớn hơn. Thì hiện nay ở Việt Nam, lưới thép rọ đá đan máy có các mắt lưới thông dụng như sau
- Mắt lưới thép D = 6 tương đương 6cmx8cm đây là mắt lưới nhỏ nhất và có đường kính dây đan mạ kẽm lớn nhất là 3.0mm
- Mắt lưới thép D=8 tương đương 8cmx10cm đây là dây đan có mắt lưới trung bình và khá phổ biến. Dây đan mạ kẽm lớn nhất là 3.0mm
- Mắt lưới thép D=10 tương đương 10cmx12cm đây cũng là mắt lưới phổ biến nhất hiện nay và có dây đan lớn nhất là 3.0mm
Hiện nay, hầu hết sử dụng phổ biến nhất trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực bằng rọ đá hộc, là có mắt lưới lớn. Vật liệu lấp là đá hộc nên không sợ vật liệu bị “chảy” ra ngoài. Tuy vậy đòi hỏi đường kính dây đan lớn để chịu được ứng suất nén của khối đá.
Rọ đá hộc dây đan mạ kẽm do Hưng Phú sản xuất và định hình trong nhà máy.
Các giải pháp kỹ thuật ngoài khơi và bảo vệ bờ biển. Rọ đá hộc thường sử dụng loại dây đan có bọc nhựa PVC hoặc mạ kẽm nặng. Kỹ thuật thi công cũng quan trọng không kém. Tiêu chuẩn của đá lấp là không được sử dụng đá phong hóa (có độ cứng thấp). Vì các khối này vỡ vụn sẽ gây sụp đổ cấu trúc.
Rọ đá hộc và tiêu chuẩn vật liệu lấp
Trong phương pháp kè mềm không dùng đá. Vật liệu lấp được lèn vào trong Túi địa kỹ thuật hoặc các thùng chứa. Sau đó lèn vào trong hộp lưới thép rọ đá. Phương pháp này không cần vật liệu lấp có tiêu chuẩn nào. Miễn sao đáp ứng được yêu cầu về độ bền, điều kiện tạo thảm thực vật và có cao độ không quá 5m. Hoặc quá 5m được phép khi mái dốc từ 30 đến 45 độ.
Nhưng phương pháp kè cứng vật vật liệu đá hộc. Bắt buộc đối với phương pháp này là không dùng đá phong hóa. Chỉ được sử dụng đá khai thác từ mỏ hay gọi là đá trầm tích. Cường độ chịu nén của đá xếp trong rọ phải tối thiểu đạt 60 MPa.
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – XÂY VÀ LÁT ĐÁ – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
(Ban hành theo quyết định số: 44/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đá hộc: được sản xuất bằng phương pháp nổ mìn, có khối lượng từ 20 đến 40kg.
Đá hộc dùng với vữa xây tường hoặc xây khan phải có kích thước tối thiểu: dày 10cm, dài 25cm, chiều rộng tối thiểu bằng hai lần chiều dày. Mặt đá không được lồi lõm quá 3cm; Đá dùng để xây mặt ngoài phải có chiều dài ít nhất 30cm, diện tích mặt phô ra phải ít nhất bằng 300cm2, mặt đá lồi lõm không quá 3cm. Đá hộc để lát phải có chiều dài hoặc chiều rộng bằng chiều dày thiết kế của lớp đá lát.
Đá hộc thường dùng xây tường cánh, móng, trụ pin, tường chắn đất, lát mái bằng, mái nghiêng, sân tiêu năng.
Tạm kết
Rọ đá hộc ngày nay được sử dụng hầu hết trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực. Bởi tính chất của nó là tuổi thọ dài, chịu lực tốt và tạo cảnh quan đẹp. Không những vậy trong thi công và gia cố các mái dốc bằng cơ giới. Vật liệu này có tốc độ thi công nhanh đáng kinh ngạc.
Rọ đá hộc là một tên gọi quen thuộc theo vật liệu lấp bên trong. Cũng như rọ đá mạ kẽm hoặc rọ đá bọc nhựa PVC dây đan. Chúng đều có các định hình và sản xuất giống nhau. Cũng như các tiêu chuẩn về dây đan và mắt lưới. Tiêu chuẩn thí nghiệm và các công tác liên quan là không khác nhau.
Chúng tôi một lần nữa xin cám ơn bạn đã theo dõi. Những thông tin trong bài viết nếu bạn cần thêm. Hãy liên hệ ngay nhé