Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến các ngày Tết. Cùng điểm qua 5 ngày lễ tết truyền thống nổi bật nhất của Việt Nam để hiểu rõ hơn các phong tục này nhé.
Tết Nguyên Đán
Nội dung
Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Mọi người ở Việt Nam sẽ được nghĩ lễ trong dịp tết này.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình. Như một thói quen linh thiêng và bền vững. Dù đang ở đâu làm gì, kể cả người xa xứ vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình, được về lại nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về. Đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn.
Một số phong tục chính trước và sau tết
Lễ ông Công ông Táo
Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 Tháng Chạp. Nhà nhà đều sẽ tiễn đưa ông táo bằng cá chép. Sau khi tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên. Treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.
Lễ Tất niên
Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc một năm cũ. Vào chiều 30 Tết, các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà. Theo phong tục, trong thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xoá bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hoà hơn.
Lễ giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm. Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh, chắp tay cung kính trước bàn thờ tổ tiên.
Nhìn chung về Tết Nguyên Đán.
Tết trên lý thuyết là 3 ngày, nhưng nó được kéo dài từ ngày cũng ông Công ông Táo (32/12 âm lịch) đến hết tháng giêng. Những lễ hội truyền thống được tổ chức rầm rộ khoảng thời gian này. Tùy từng địa phương mà có những phong tục tập quán khác nhau. Nhưng chung quy lại, Tết là một điều thiêng liêng. Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc và qua thời gian, lễ tết này được bổ sung nhiều yếu tố của văn hóa Đông Á. Vì thế nguồn gốc của nó cũng được lý giải theo nhiều hướng khác nhau. Tại Việt Nam, theo quan niệm của người Việt thì “đầu xuôi đuôi lọt”. Thời khắc đầu tiên trong năm là rất quan trọng. Vì vậy, ngày mùng Một tháng Giêng là Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu…
Các hoạt động
Đi lễ chùa
Người ta thường đi lễ chùa trong ngày rằm tháng Giêng với mong muốn được bình an, may mắn và khỏe mạnh, công việc cả năm hanh thông
Phóng sinh
Người ta thường phóng sinh cá chép, cá cảnh, chim sẻ, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa…
Cúng lễ
Đồ cúng lễ thường là hoa quả tươi. Hoặc những mâm cỗ tùy vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.
Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Theo tập tục Việt Nam ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ là ngày mà mọi người sẽ diệt trừ sâu bọ. Bằng việc ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc khi vừa thức dậy. Ngày 5/5 âm lịch cũng là ngày các con cháu chuẩn bị mâm cơm thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn, đồng thời mong muốn có một mùa màng bội thu. Tùy vào từng vùng miền và dân tộc sẽ có những vận phẩm cho mâm cỗ cúng khác nhau.
Những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ
Bánh Tro
Bánh có vị thanh mát, ngai ngái nồng nồng của nước tro. Rất tốt cho đường tiêu hóa và phù hợp với tiết trời mùa hè.
Cơm rượu nếp
Theo quan niệm dân gian, sau khi ngủ dậy ăn cơm rượu nếp thì diệt sâu bọ rất hiệu quả vì vị cay nồng của rượu nếp làm cho ký sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.
Hoa quả theo mùa
Hoa quả theo mùa là vật không thể thiếu trong mỗi mâm cúng thắp hương của người Việt trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Hoa quả được lựa chọn chủ yếu là các loại quả mùa hè tươi ngon có vị chua thơm nức.
Thịt vịt
Ở miền Trung thịt vịt thường xuất hiện trong các mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ. Theo quan niệm dân gian thì ngày 5/5 âm lịch khí trời nóng bức, trong khi đó thịt vịt có tính mát bổ giải nhiệt trong những ngày này.
Chè trôi nước
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết này tại các vùng miền. Những viên chè được làm từ bột gạo nếp bên trong là nhân đỗ xanh có vị ngọt của đường ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy trở thành món ăn được nhiều người yêu thích.
Bánh khúc
Bánh khúc là món ăn sáng điểm tâm dần trở nên phổ biến tại các tỉnh thành phía bắc có nguồn gốc từ Lào Cai. Bánh khúc được làm từ gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, vừng đen… có thể hấp hoặc rán phù hợp với khẩu vị từng người.
Tết Trung Nguyên
Tết Trung Nguyên chính là ngày xá tội vong nhân Rằm tháng 7 (cũng là ngày Lễ Vu Lan). Tết Trung Nguyên có nguồn gốc từ lễ Vu Lan Bồn, theo truyền thuyết Phật giáo về sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ kiếp quỷ đói.
Tết Trung Nguyên tết nhân văn hóa và đa nguyên hóa. Với phương hướng tôn trọng sinh mệnh và phát huy giá trị sinh mệnh, ngày tết Trung Nguyên càng có ý nghĩa và nội hàm giáo dục phong phú. ngày rằm tháng 7 người dân sẽ có dịp để tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ, đồng thời thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên.
Các nghi thức
- Đi chùa niệm phật
- Ăn chay
- Phóng sinh
Tết Trung Thu
Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bởi nó mang nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ. Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an.
Các hoạt động
Rước đèn
Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là thiếu nhi. Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ. Mà cũng cùng các em vui chơi thoả chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng. Làm nên sự thăng hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống. Khi mùa thu êm ả, mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi người.
Múa Lân
Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.
Phá cỗ
Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ. Nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cúng trăng và tế trời đất. Cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.
Một số lễ tết khác
Ngày tết của Việt Nam mỗi vùng mỗi khác nhau. Có những vùng sẽ có ngày tết này, có những vùng sẽ có ngày tết khác. Nhưng chung quy lại, tất cả tạo nên một bản sắc riêng cho dân tộc Việt.
Tết Hàn Thực
Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Vào ngày Tết Hàn Thực, người Việt chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn và đồ lạnh do “hàn” là lạnh và“thực” là ăn và không dùng những thức ăn nóng vào dịp này.
Các nhà làm bánh trôi nước, bánh chay trong Tết Hàn Thực để thể hiện ý nghĩa nhớ về nguồn cội, mang tính dân tộc cực kỳ sâu sắc. Có sự tích lưu truyền rằng, bánh trôi nước, bánh chay có nguồn gốc từ thời vua Hùng. Các tục làm loại bánh thơm ngon này là để nhắc đến sự tích của mẹ Âu Cơ khi sinh ra trăm trứng.
Tết Cơm Mới
Đây là ngày Tết truyền thống của nhiều người dân trên các vùng miền Việt Nam từ xưa đến nay. Sở dĩ có tên gọi là ngày Tết, ngày Lễ Trùng Thập bởi nó được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm (ngày song thập 10/10). Lễ Tết Trùng Thập được nhắc đến như một dịp với ý nghĩa là ngày Tết Cơm mới tháng 10, Tết Thầy Thuốc.
Vụ lúa thứ hai trong năm được gặt vào thời điểm tháng 9 Âm lịch nên theo phong tục truyền thống ở một số nơi vào rằm tháng 10 để tưởng nhớ tới vị Tiên Nông (tiên ruộng đồng) và chúc mừng cho một vụ mùa bội thu nên ngày này còn có một cái tên khác là Tết cơm mới tháng mười hay Tết Hạ Nguyên.
Theo lịch sử y học cổ truyền dân tộc, vào tháng 10 Âm lịch hàng năm, thời tiết vô cùng thuận lợi. Thích hợp cho các cây thuốc quý sinh trưởng một cách tốt nhất với chất lượng cao, đảm bảo. Theo các thầy thuốc Đông Y thì đây là khoảng thời gian chuyển giao mùa rõ rệt. Cây thuốc mới có thể tích tụ được khí Âm Dương, hội tụ được sắc tứ thời. Nên ngày này còn được coi là ngày tết của các thầy thuốc.
Lời kết
Đi cùng với sự phát triển của xã hội, tuy đã có nhiều sự đổi thay. Nhưng chúng ta nên gìn giữ những nét đẹp độc đáo riêng của Người Việt. Ngày tết nay không còn như xưa, nhưng chúng ta hãy cố gắng giữ gìn và phát huy cái đẹp. Hãy chung tay loại bỏ những hủ tục lâu đời. Để quảng bá nét đẹp của Việt Nam, tôi nghĩ rằng, ngày tết của Việt Nam là bản sắc riêng của dân tộc. Tuy mỗi nơi một phong tục, nhưng nó hòa chung một nhịp sống của Việt Nam. Đây cũng chính là những ngày lễ để con cháu luôn hướng về nguồn cội.