Vải địa kỹ thuật là gì ? Ứng dụng của vải địa

 Vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật là gì ?

Theo ghi nhận của một vài tài liệu của Viện khoa học và Kỹ thuật địa chất Việt NamVải địa  được sử dụng lần đầu tiên vào thập niên 50 của thế kỷ trước.Mãi cho đến năm 1958 mới có ghi nhận rõ rệt hơn Vải địa kỹ thật được sử dụng ở Florida vào năm 1958.

 Vải địa kỹ thuật sử dụng đầu tiên như một chức năng tách lọc các phần của đất đá dạng hạt, cho phép thoát nước và giữ lại đất, đá, cát bên trên nó, có tên gọi là vải lọc.

Cũng ghi nhận ở châu Âu vào năm 1968 tại Pháp, vải địa không dệt đầu tiên được sản xuất bởi công ty Rhone Pounlence bằng một tấm Polyester tương đối dày để xây dựng một cái đập bằng đất ở Pháp vào năm 1970.

Vào năm 1950 RJ Barrett người Mỹ đã sử dụng vải địa kỹ thuật mà thời đó gọi là Vải lọc để che chắn xói mòn cho một bức tường bê tông đúc sẳn, dưới chân tường là những tảng đá lớn để gia cố.

 Vải địa kỹ thuật
Vải địa trong công tác nền móng

Không may với lượng mưa lớn ở Florida các chân tường dễ bị xó mòn và gây sụp đổ các kết cấu được xây dựng trên nó. RJ Barrett đã nhận thấy rằng cần phải che chắn với Vải lọc, Vải lọc có chức năng phân cách và thoát nước hai chiều ngang và đứng.

Sự thấm nước của vải lọc này ngày càng được chú ý vì sự chống xói mòn của dòng chảy, tính thấm nước, giữ được đất. RJ Barrett đã thảo luận với các đồng nghiệp của ông về sự cần thiết của đặc tính vải lọc như độ bền, hệ số thấm, độ giãn dài, cường độ chịu kéo.

Thảo luận nghiêm túc về các tông màu cho vải tùy vào chức năng và tình huống sử dụng. Các tiêu chuẩn này được các cộng sự của ông bắt đầu đưa vào bộ tiêu chuẩn  ASTM (American Society for Testing and Materials). Gọi là Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ  cho đến năm 2001 được đổi thành ASTM Quốc tế.

Vải địa kỹ thuật dệt

 Vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật Hưng Phú

Vải địa kỹ thuật dệt đã ứng dụng rất nhiều tại Việt Nam trong hơn 30 năm nay.

Điều đó cho thấy các ứng dụng của nó ngày càng phổ biến hơn, với các tiêu chuẩn thiết kế các dự án Hạ tầng cơ bản của Chính Phủ đã được chú trọng hơn trong công tác Địa kỹ thuật.

Vải địa kỹ thuật trong ứng dụng kiểm soát xói mòn và sạt lở đất, các quốc gia có nền Địa kỹ thuật tân tiến như Mỹ (viện địa kỹ thuật Hoa kỳ).

Nhật Bản và quốc gia trong vùng Đông Nam Á là Singapore với kỹ thuật xử lý nền móng yếu nổi tiếng thế giới.

Ở những quốc gia như Nhật Bản luôn đối mặt với hiện tượng động đất và sóng thần.

Quốc đảo Sư tử Singapore với địa lý hẹp dân số đông, do đó họ không ngừng khai hoang bờ biển. Bạn có thể tìm đọc nội dung về các giải pháp khai hoang bờ biển tại đây.

Hiện nay các chỉ tiêu của vật liệu này có tất cả ở những cơ quan Viện khoa học Thủy lợi miền NamViện thủy côngTrung tâm đo lường chất lượng 3 thuộc Bộ Giao thông vận tải, các phòng thí nghiệm liên quan.

Có một đặc tính chung nhất của loại vải địa kỹ thuật dệt này là cường độ chịu kéo kháng lực cao, một loại vải địa kỹ thuật dệt cường độ thấp nhất đã có mức kéo đứt tới 25kN/m, chịu được gia tải lớn, mà các kỹ sư thiết kế dự án thường sử dụng gia cường nền đất yếu.

Tiền thân của nó cũng là một loại vải lọc chống xói mòn và rửa trôi đất, nhưng cường độ chịu kéo và bền đứt cao và độ biến dạng (độ giãn dài) thấp.

Vải địa dệt sử dụng một loạt các polyme một sản phẩm cracking từ dầu mỏ bao gồm polypropylene, polyester, polyethylene và aramid để đảm bảo rằng polymer có độ bền nhất trong môi trường axit với mức PH>=2.

Vải địa kỹ thuật dệt có rất nhiều sản phẩm của các công ty với nhiều tên khác nhau.

Ví dụ như Vải địa kỹ thuật dệt GET của công ty ARITEX, Vải địa dệt PPVải địa kỹ thuật dệt MAC

Mỗi loại có các đặt tính kỹ thuật khác nhau. Mật độ sợi dệt 10×10 hoặc 12×12 sợi/cm2 tùy theo phương chịu kéo ngang hay dọc.

Thông thường các loại vải địa kỹ thuật dệt có cường độ thấp, các sợi dệt nhỏ và mật độ thưa.

Tựa như chiếc bao tải mà bạn thường thấy, loại vải này cũng đầy đủ các chức năng Lọc và thoát nước, Phân tách, Gia cường nền đắp, nhưng cường độ chịu kéo đứt thấp.

Vải địa kỹ thuật không dệt

Tính từ cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam sau cấm vận của Mỹ năm 1995, trong bài viết chúng tôi giới thiệu Vải địa, quá trình hình thành và phát triển ở bài trước.

Nghành công nghiệp Vải địa kỹ thuật Việt Nam vẫn phải nhập khẩu của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ.

Để phục vụ cho xây dựng hạ tầng đường sá ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới này phát triển mạnh mẽ về phía Nam nhất là Tây Nam Bộ, vùng đất này trù phú nhưng hạ tầng còn kém, xây dựng đường sá nơi đây rất tốn kém cho việc xử lý nền đất yếu.

Vải địa kỹ thuật là một vật liệu không thể thiếu khi xây dựng đường sá cầu cống nơi đây.

Mãi đến năm 2002 Công ty Vải địa kỹ thuật ART mới bắt đầu sản xuất sản phẩm  Vải địa kỹ thuật không dệt ART này bằng phương pháp xơ hóa sợi ngắn xuyên kim. Là một công ty tiên phong hàng đầu ở Việt Nam sản xuất vải địa trong nước, nhà máy đầu tiên ở Đồng Văn, Duy Xuyên, Hà Nam.

Vải địa Phức hợp

Ứng dụng của vải địa trong nền đất yếu

Trong quá trình kinh doanh và tư vấn cho Khách hàng. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu về những thắc mắc là: Vải địa có tác dụng gì trong công tác san lấp mặt bằng không? Câu trả lời của chúng tôi là CÒN TÙY.

Để trình bày có thứ tự trước sau, dù quý bạn đã biết San lấp mặt bằng là gì rồi. Nhưng chúng tôi xin liệt kê theo thứ tự một cách có hệ thống. Thống kê lại các chức năng chính của việc sử dụng vải địa kỹ thuật vào công tác san lấp mặt bằng sau đây.

San lấp mặt bằng là gì ?

San lấp mặt bằng là một công tác hầu hết dùng cơ giới để chuyển vật liệu đất đá, cát hoặc gọi chung là vật liệu lấp đến những nơi được thiết kế chỉ định. Vật liệu lấp được chỉ định trong một vùng gọi là phạm vi san lấp, hoặc có thể gọi là mặt bằng công trình xây dựng, hoặc là mặt bằng được chỉ định quy hoạch.

Nói đơn giản hơn. San lấp là làm cho mặt đất, nơi con người muốn xây dựng hoặc quy hoạch được bằng phẳng để phù hợp với mục đích sử dụng của công trình.

San lấp mặt bằng có nhiều loại chúng tôi sẽ nhắc đến phần tiếp theo. Nhưng hầu hết các công tác san lấp tùy thuộc vào vị trí địa lý của công trình, nó rất đa dạng về mặt vận chuyển vật liệu lấp. Với quỹ đất đai ngày càng thu hẹp như ở Việt Nam. Việc san lấp mặt  càng trở nên phức tạp và đắt đỏ.

Với địa lý đặc thù của Việt Nam. Trải dài từ Bắc chí Nam, Việt Nam là một vùng đất có địa tầng, địa hình phức tạp. Vùng Cao nguyên, vùng biển duyên hải, vùng đồi núi trung du… Mỗi vùng miền có một địa tầng, vật liệu lấp khác nhau. Do đó công tác san lấp mặt bằng cũng tùy thuộc vào đó mà có chi phí và thiết kế khác nhau.

Gửi phản hồi