Giới thiệu rọ đá mạ kẽm
Nội dung
Rọ đá mạ kẽm được định hình từ lưới thép rọ đá. Đan bằng máy chuyên dụng hoặc bằng tay. Lưới thép có hình lục giác xoắn kép với những mắt lưới khác nhau. Mắt lưới rộng hay hẹp tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế của dự án.
Trong chuyên trang của chúng tôi đã xuất bản một nội dung về rọ đá. Các khái niệm và xuất xứ cũng như các thông tin mà bạn cần biết. Mời bạn xem trong link sau: https://bactham.net/ro-da-ma-kem-cac-loai-ro-da.html
Tiêu chuẩn dây đan
Rọ mạ kẽm được đan bằng dây thép mềm, có đường kính từ 2.0mm đến 3.0mm tối đa. Có dây viền từ 2.7mm đến 4.0mm tối đa. Tùy thuộc vào dự án yêu cầu mà có những máy đan có mắt lưới khác nhau.
Tiêu chuẩn dây đan mạ kẽm theo TCVN 2053:1993 về đường kính dây đan, tiêu chuẩn thí nghiệm lưới rọ và cả dung sai cho phép. Tiêu chuẩn dây đan bạn thể tham khảo trong bảng dung sai Hưng Phú công bố sau đây:
Chỉ tiêu cơ bản của dung sai cho phép. Rọ đá mạ kẽm Hưng Phú đăng ký theo tiêu chuẩn cơ sở
Rọ đá là định hình một cái lồng được đan bằng dây thép. Hoặc một cái lồng được hàn thành các khối vuông vức với nhau trong công tác kè cứng. Các khối đá tùy loại lớn nhỏ khác nhau được lèn bên trong nó thành các khối có cấu trúc trật tự.
Rọ đá mạ kẽm cũng được định hình như các loại lồng đá, với kích thước khác nhau tùy vào địa hình dự án. Do đó dây đan xoắn kép được mạ kẽm nhúng nóng tùy vào định lượng của kẽm để có dây đan chất lượng tùy thuộc vào độ dày của kẽm.
Dây đan mạ kẽm dây thép mềm để công tác đan mắt lưới dễ dàng hơn. Dây đan tùy thuộc vào sự chọn lựa và yêu cầu dủa dự án. Dây đan nhỏ nhất là từ 1.0mm đến 3.0mm. Việc đan các lồng đá này tùy thuộc vào năng suất máy đan.
Ban đầu máy đan các dây thép, tối thiểu từ 1.0mm đến 3.0mm. Thành các tấm lưới được cắt theo quy cách, dài, rộng, cao. Sau đó chúng được gép nối với nhau qua định hình các góc cạnh. Chúng được xếp và đóng kiện trước khi chở đến công trình.
Những ứng dụng phổ biến
Hầu hết các ứng dụng của rọ đá mạ kẽm là xây dựng tường chắn trọng lực. Ổn định mái dốc taluy chống trượt lở đất. Trong công tác phòng ngừa ứng phó với lũ lụt và lũ quét.
Rọ đá mạ kẽm hầu hết phổ biến trong việc xây dựng tường chắn trọng lực trong xây dựng nền móng. Kỹ thuật thủy lợi và kỹ thuật Bảo vệ bờ biển. Ứng dụng trong công tác chỉnh trị sông và cửa sông ven biển.
Với dây đan mạ kẽm nhẹ. Những điểm bị “vặn xoắn” thường bong tróc lớp mạ kẽm. Do đó hiệu quả bảo vệ sẽ kém đi. Bởi vậy Hưng Phú luôn khuyến cáo các Chủ đầu tư bọc nhựa PVC dây đan. Rọ đá mạ kẽm trong môi trường mặn như đê biển, các cửa sông lạch. Chúng tôi không khuyến nghị sử dụng.
Dây đan mạ kẽm nặng với độ phủ lớn và dày. Trong công tác thi công. Chúng chịu được dằn xóc của các khối đá, chống chịu được “Vặn xoắn’ của mắt lưới khi đan trên máy chuyên dụng. Do đó dây đan rọ đá mạ kẽm nặng được bảo đảm tuổi thọ công trình như mong đợi.
Rọ đá mạ kẽm sản xuất theo tiêu chuẩn nào
Có hai tiêu chuẩn trong dòng dây đan sản xuất lưới thép rọ đá mạ kẽm. Đó là dòng dây đan mạ kẽm nhúng nóng, mạ nặng theo tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 và dòng dây đan theo tiêu chuẩn cơ sở mà Hưng Phú công bố ở trên. Đó là TCVN 2053:1993.
Dây đan mạ kẽm nặng theo tiêu chuẩn TCVN 10335:2014
Tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 là một tiêu chuẩn mới nhất về rọ đá – Thảm đá, bao gồm các chỉ tiêu dây đan, dây viền và dây buộc. Đây là một tiêu chuẩn khá cao đòi hỏi dây đan mạ kẽm nặng, cùng với các sai số (Dung sai) cho phép là rất nhỏ ở tiêu chuẩn thí nghiệm dây đan. Và có dung sai cho phép lớn chỉ ở mắt lưới danh định.
Bộ tiêu chuẩn này do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Và do đó hầu như chúng được sao chép gần hết các tiêu chuẩn của ASTM Quốc tế về Rọ đá – Thảm đá, bao gồm cả các chỉ tiêu dây đan mạ kẽm nặng, và bọc nhựa PVC cũng thí nghiệm theo tiêu chuẩn nhựa của phương pháp thí nghiệm theo ASTM.
Dây đan mạ kẽm nhẹ theo tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở là căn cứ mà chúng tôi sản xuất tất cả các mặt hàng Rọ đá -Thảm đá ở mọi quy cách, nếu quý khách không có yêu cầu đặc biệt nào cho dự án. Một Hợp đồng sản xuất gia công, mặc nhiên là Tiêu chuẩn cơ sở.
Tiêu chuẩn cơ sở được mặc nhiên là Dây đan mạ kẽm nhẹ, dây đan mạ kẽm nhẹ có bọc nhựa PVC. Dây viền mạ kẽm nhẹ, dây viền mạ kẽm nhẹ có bọc nhựa PVC. Ngoài ra dây buộc chúng tôi cung cấp theo đơn hàng tính theo trọng lượng của đơn hàng. Dây buộc theo đơn Mạ kẽm nhẹ có đường kính là 2mm đến 2.2mm. Và bọc nhựa PVC từ 1.9mm đến 2.2mm.
Quy cách thông thường đi kèm theo với dây đan và dây viền mặc định cho công bố theo Tiêu chuẩn cơ sở như trên là:
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 2.2mm Dây viền 2.7mm (Bọc nhựa PVC)
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 2.4mm Dây viền 3.0mm (Bọc nhựa PVC)
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 2.7mm Dây viền 3.2mm (Bọc nhựa PVC)
- Dây đan mạ kẽm nhẹ đường kính 3.0mm dây viền 3.4mm (Không bọc nhựa PVC)
Giá rọ đá mạ kẽm tính theo m2
Thiết kế xây dựng tường chắn trọng lực bằng rọ đá mạ kẽm
Xây dựng tường chắn trọng lực xây dựng bằng rọ đá mạ kẽm. Chúng có thể đạt được bức tường đá dựng đứng 90 độ là khả thi. Phương pháp “lồng vào nhau” hoặc “Neo đầu” từng lớp có thể chịu được sức căng của bề mặt sử dụng công trình.
Hình mình họa trên. Việc xây dựng tường chắn trọng lực bằng đá hộc. Chỉ đắp một lớp mỏng bên ngoài. Và dưới chân công trình của nó rất mỏng. Cùng với dòng chảy thủy lực qua thời gian. Cấu trúc sẽ bị trôi xuống như hình minh họa. Một phương pháp kè hoàn toàn thất bại
Trong một hình ảnh bên phải. Một tường chắn trọng lực bằng rọ đà mạ kẽm đang được xây dựng. Chúng có thể xây cao lên 10 – đến 15 mét với độ dốc 80 đến 90 độ. Sự đứng vững của bức tường đá này nhờ chân công trình có độ dày 2m bên dưới. Và các khối rọ đá hộc kích thước 2mx1mx0.5m được neo lại với nhau
Thiết kế tường chắn trọng lực theo quy định nào
Trong quy định của Quốc gia về Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn trọng lực bằng rọ đá mạ kẽm và rọ đá bọc nhựa PVC. Được công bố Tiêu chuẩn cơ sở thuộc Tổng cục đường bộ ban hành ngày 29/06/2016.
Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 13:2016/TCDBVN về tường chắn rọ đá trọng lực – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu.
Chỉ dẫn thiết kế xây dựng tường chắn trọng lực bằng rọ đá mạ kẽm
Chỉ dẫn về thiết kế tường chắn trọng lực bằng rọ đá mạ kẽm và rọ đá bọc nhựa PVC. Gọi chung là TCCS của Tổnng cục đường bộ. Đây là tiêu chuẩn nội bộ khi họ là đơn vị chủ đầu tư hoặc giám sát.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho những công trình trọng điểm Quốc gia về Rọ đá, thảm đá xây dựng tường chắn trọng lực. Bao gồm những chỉ dẫn mà chúng tôi trích dẫn trong bộ tiêu chuẩn như sau
- Loại mặt tường phẳng
Là mặt tường phẳng có mặt ngoài thẳng đứng. Hoặc nghiêng vào phía trong khoảng 6 đến 8 độ so với phương thằng đứng.
- Mặt tường có bậc – Một thiết kế giật cấp
Trong trường hợp chiều cao tường lớn hơn hoặc bằng 5m. Thường thiết kế giật cấp ở mặt ngoài. Nếu không gian xây dựng bị hạn chế, chiều rộng của bậc chỉ hạn chế tôi thiểu khoảng 7,5cm để tạo độ ổn định tĩnh cho mặt tường.
Trong thiết kế thì không bắt buộc chiều rộng của mặt giật cấp cụ thể. Nhưng nếu trồng cây xanh hoặc cảnh quan thì chiều rộng nên là bằng 1/2 của chiều khối rọ đá.
- Kết cấu thoát nước sau tường chắn trọng lực
Thoát nước phía sau tường chắn bằng rọ đá mạ kẽm hay rọ đá bọc nhựa PVC không phức tạp nhưa các vật liệu khác. Chỉ cần một lớp vải địa kỹ thuật không dệt làm tầng lọc, bảo đảm giữ lại đất và cát sau vật liệu đá lấp.
Tuy nhiên để vấn đề thoát nước được triệt để và nhanh chóng. Dưới chân của móng tường cần có một ống thu gom nước hoặc hạ sâu móng tường bằng rọ đá. Ống thoát nước lớn nhỏ tùy vào lưu lượng và chiều cao của tường.
Ống thoát nước bằng vật liệu PVC hoặc PET hoặc ống HDPE được khoan lổ có đường kính 5mm khoảng cách 1,5 đến 2cm đều xung quanh. Bọc lấy một lớp vải địa kỹ thuật không dệt xung quanh ống để chống bồi tắc từ trầm tích.
Tính toán áp lực chủ động của đất lên tường chắn
Chỉ dẫn cụ thể hơn, nếu bạn cần thì cuối tài liệu này có bản Download.
Chỉ dẫn thi công xây dựng tường chắn trọng lực bằng rọ đá
Về kích thước mắt lưới được quy định là có chiều rộng và chiều cao. Với Hưng Phú sản xuất các dòng mắt lưới rọ đá mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC thì quy định chiều ngang gọi là D theo tiêu chuẩn ASTM
Hiện nay các nhà sản xuất rọ đá trên toàn quốc đều áp dụng tiêu chuẩn mắt lưới là ASTM A975-97. Tuy vậy hiện nay cũng một vài nhà sản xuất đan lưới trên trục máy với mắt danh định. Nghĩa là mắt lưới to hơn tiêu chuẩn ASTM và theo tiêu chuẩn mới TCVN 10335:2014.
Dây thép mạ kẽm nhúng nóng được quy định theo bảng sau. Đường kính dây thép được xác định bao gồm lớp phủ tráng kẽm phía bên ngoài của dây. Đối với dây bọc nhựa PVC thì đường kính được tính sau khi bọc nhựa PVC.
Kích thước rọ đá mạ kẽm thông dụng
Chỉ dẫn về vật liệu lấp – Đá xếp trong rọ
Đá sử dụng xếp vào trong rọ là đá cuội khai thác từ tự nhiên hoặc các mỏ đá. Được chuyển từ nơi khác đến đã được tuyển chọn. Phù hợp với kích thước của định hình khối rọ.
- Ví dụ như bạn có kích thước khối rọ là 2mx1mx1m thì đá lèn lấp bên trong có thể là đá hộc to từ 20cmx30cm hoặc đá tảng lèn lấp không quá lớn so với khối rọ được định hình.
Hoặc đá phong hóa không được xếp vào trong rọ vì độ kháng nén không đảm bảo so với tuổi thọ mà công trình cần. Hoặc mắt lưới lớn đan tay thì không xếp đá quả nhỏ, làm cho chúng “chảy” ra ngoài do mắt lưới to hơn. Cường độ chịu nén của đá xếp trong rọ phải tối thiểu đạt 60 MPa.
Khi xếp đá trong rọ, độ khít yêu cầu phải đạt ít nhất 70%.
Chỉ dẫn về vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật, phải là vải không dệt xuyên kim. sản xuất từ Polyme tổng hợp bằng phương pháp gia nhiệt ép chặt từng lớp. Vải địa kỹ thuật không dệt có chức năng làm lớp lọc cho vật liệu đắp phía sau tường rọ đá trọng lực.
Kích thước lổ của vải phù hợp với lưu lượng thoát nước. Bảo đảm thoát nước nhanh, và vẫn giữ được đất đá cát mịn phía sau tường chắn trọng lực. Vải địa kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 9844:2013
Bạn tham khảo thêm bài viết
https://bactham.net/luoi-ro-da-ket-hop-cung-tui-dia-ky-thuat-trong-cong-tac-ke-mem-chong-xoi-mon-sat-lo-bo-song-suoi.html
https://bactham.net/thiet-ke-ke-ro-da-ket-hop-voi-vai-dia-ky-thuat-nhu-the-nao.html
Chỉ dẫn về đất đắp sau tường
Đất đắp sau tường nên sử dụng loại đất có góc ma sát lớn, có khả năng thoát nước tốt và phải được dầm nén với độ chặt K=0,95. Loại vật liệu đắp sau tường được quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế của từng dự án. Hoặc bạn cỏ thể tải về tài liệu cuối bài viết này.
Chỉ dẫn về thiết bị thi công xây dựng tường chắn trọng lực
Ngoài các thiết bị cơ giới để thi công như công tác đào lấp, thì còn có các công dụ và dụng cụ kèm theo trong công tác lấp rọ đá. Bao gồm kìm mũi dài, kìm cắt, kìm mũi nhọn. Xà beng, dây buộc (vật tư thi công). Hoặc có thể là máy buộc dây thép như hình minh họa.
Máy buộc dây có hình dạng kỹ thuật như sau
Các công cụ không thể thiếu.
Phân biệt giữa dây viền và khung viền của rọ đá mạ kẽm
Ngoài ra các chỉ dẫn từng bước thi công về rọ đá mạ kẽm và bọc nhựa PVC. Các công tác an toàn lao động, công tác nghiệm thu chi tiết trong bài viết này không trình bày hết. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong tài liệu cuối bài viết để tải về.
Tiện thể chúng tôi cung cấp kèm theo các sản phẩm rọ đá mạ kẽm, rọ đá bọc nhựa PVC thích hợp cho các giải pháp tường chắn trọng lực. Ngoài ra chúng tôi chỉ sản xuất và định hình khối rọ theo thiết kế.
Việc định hình khung rọ bằng sắt 6mm hoặc 8 đến 12mm chúng tôi khuyến cáo là nó không cần thiết, gây tốn kém và mất thời gian thi công. Khung rọ không được bảo vệ dưới môi trường điện hóa, ăn mòn và chúng phá hủy trong thời gian ngắn.
Quý khách cũng nên phân biệt “Khung viền” khác với dây viền như thế nào. Dây viền trong công tác sản xuất, thường lớn hơn dây đan từ 12 đến 20%, bạn có thể tham khảo trong bảng chỉ dẫn quy cách dây đan phía trên.
Còn Khung Viền là do nhà thầu hoặc chủ đầu tư yêu cầu thêm vào. Mục đích là khi thi công để cho cái “lồng đá” nó trông mạnh mẽ và đứng được khi lèn vật liệu bên trong. Đó chỉ là cảm tính thôi, nó mất thời gian và tốn kém tiền bạc.
Khung viền như hình minh họa. Được lồng vào sau khi định hình khối rọ. Khác với dây viền là được xoắn hai vòng trên máy đan. Hoặc xoắn hai vòng bằng tay trong khi định hình khối rọ.
Nếu bạn cần một khối đá “đứng vững” theo cảm tính. Mà không cần phải làm khung viền mất thời gian và tốn kém. Thì bạn chỉ cần buộc chằng giữa. Buộc chằng giữa là bạn lấp vào từng lớp đá 30cm hoặc 50cm.
Bạn buộc dây chằng các vách ngăn lại với nhau. Không cho khối đá làm “phình” ra hai bên trông xấu xí và không “vuông vức”. Minh họa như sau
Để khỏi mất thời gian và tốn kém về việc dựng khung viền cho khối rọ. Chúng tôi cũng xuất bản vài bài viết trong các chuyên mục trên chuyên trang của chúng tôi. Bạn có thể tìm đọc. Và minh họa từ thực tế như thế nào. Hãy xem hình nhé
Định hình từ lưới thép rọ đá với quy cách thông dụng
Hưng Phú sản xuất rọ đá mạ kẽm bằng máy đan chuyên dụng có năng suất cao. Đáp ứng mọi kỹ thuật và yêu cầu thí nghiệm từ dự án của bạn. Kể cả những dự án lót kênh bằng thảm đá.
Chúng tôi có máy đan mắt lưới D6,D8, D10 tương đương 6cmx8cm, 8cmx10cm, 10cmx12cm. Định hình từ lưới thép mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn mạ nặng mà mạ nhẹ.
Với chất lượng bọc nhựa dây đan PVC. Chúng tôi kiểm soát chất lượng nhựa với tỷ lệ nguyên sinh cao. Bảo đảm kháng UV trong thời gian dài. Cùng với dây kẽm nhập khẩu hoặc các nhà cung cấp trong nước có uy tín.
Định hình theo quy cách đặc biệt
Trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực nói riêng. Công tác xây dựng nền móng bằng rọ đá nói chung. Việc định hình quy cách rọ đá mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC đặc biệt. Nghĩa là nó không nằm trong các quy cách thông dụng như nêu ở trên.
Vậy chúng trong trường hợp nào?. Đó là quy cách được định hình ở những đoạn nối hoặc các đoạn gấp khúc. Ví dụ một quy cách đặc biệt như Hưng Phú định hình theo yêu cầu của khách hàng như sau.
Rọ đá neo cũng là một trong những quy cách đặc biệt. Vì chúng được định hình kèm theo một tấm lưới neo gắn liền với thân rọ. Trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực ở Việt Nam người t sử dụng lưới neo bằng lưới rọ đá, thay vì bằng lưới địa kỹ thuật.
Rọ đá neo trong bản vẽ thiết kế và định hình ngoài thực tiễn
Ngoài rọ đá neo. Các định hình theo quy cách đặc biệt Quý khách cần chú ý là trong bản thiết kế không gặp quá nhiều. Nếu tính toán nhiều góc cạnh đòi hỏi tính thẩm mỹ. Bạn hãy cân nhắc bởi lẽ chúng tốn nhiều chi phí hơn với những lý do sau
- Định hình chúng mất thời gian và tỉ mỉ
- Tốn kém vì phải bỏ nhiều phế liệu, buộc nhà sản xuất phải tính vào phế liệu bỏ đi, giá thành tăng cao
- Khó định hình
Tạm kết
Rọ đá mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC dây đan. Trong công tác xây dựng tường chắn trọng lực rất đa dạng. Tùy thuộc vào dự án theo thiết kế độ dốc của tường chắn để có những thách thức kỹ thuật khác nhau.
Một vài hình ảnh thi công xây dựng tường chắn trọng lực bằng rọ đá mạ kẽm mà Hưng Phú cung cấp. Dự án xây dựng công trình dân sinh tại địa điểm đầu đèo Mimosa thuộc thành Phố Đà Lạt.
Bài viết chúng tôi tạm kết với những ý chính sau đây:
- Chỉ tiêu dây đan mạ kẽm trong định hình khối rọ, theo tiêu chuẩn thí nghiệm nào
- Những ứng dụng phổ biến của rọ đá mạ kẽm định hình theo quy cách thông dụng
- Các chỉ dẫn thiết kế tường chắn trọng lực rọ đá mạ kẽm
- Chỉ dẫn thi công và các bước thi công rọ đá mạ kẽm và các công cụ dụng cụ kèm theo
Ngoài ra chúng tôi cũng lưu ý về việc định hình khung rọ và dây viền. Bạn cần cân nhắc chúng để không quá tốn kém cho dự án của bạn. Định hình các khối rọ theo quy cách đặc biệt cũng vậy.
Cuối cùng là bạn có thể tải tài liệu chi tiết hơn mà chúng tôi không nêu trong bài viết này. Những chi tiết nhỏ bạn có thể tham khảo thêm trong tài liệu này.
Tài liệu kỹ thuật kèm theo
[wpfd_single_file id=”1t6eQLPLNZRuyF7XnvaNtmgkZn7zBpQGo” catid=”78″ name=”Tieu-Chuan-Nghiem-Thu-Tuong-Chan-Trong-Luc”]