Màng chống thấm HDPE là gì ?
Nội dung
Màng chống thấm HDPE nghe qua bạn có vẻ lạ lẩm, nhưng nếu nói là bạt chống thấm, hoặc bạt lót hồ biogas có thể bạn đã bắt gặp rồi. Những vùng có các trang trại chăn nuôi, bạn sẽ bắt gặp những hầm Biogas có túi khí màu đen lớn nhỏ khác nhau, lắc lư theo gió, hoặc bạn bắt gặp ở các vùng nuôi tôm ven biển có lót bạt màu đen để nuôi tôm trên vùng cát.
Những vùng đất nắng gió như Tây Ninh thông thường dùng bạt HDPE để xử lý môi trường cho các nhà máy bột mì, các hồ nuôi tôm trên cát ven biển như vùng Ninh Thuận, Phan Rang những nơi này dùng Màng chống thấm HDPE để lót chống thấm cho các hồ nổi nhất là vùng nuôi thủy sản. Hoặc các vùng Hàm thuận Nam, các trang trại chăn nuôi dùng bạt này để xử lý môi trường.
Đặc điểm nổi bật nào của vật liệu này lại được sử dụng nhiều trong công tác xử lý môi trường đến vậy ? Tương tự như Vải địa kỹ thuật, màng chống thấm HDPE cũng là một sản phẩm Cracking từ dầu mỏ. HDPE (High density Polyethylene) là nhựa PE có trọng lượng phân tử lớn chiếm 97,5%, 2,5% than hoạt tính và các hoạt chất chống oxi hoá. Màng nhựa HDPE này có cấu trúc chịu lực biến dạng rất lớn, dù chúng có độ dày khác nhau từ 3 micro mét đến 30 micro mét, thông thường người ta gọi là từ 3 zem đến 30 zem, tương đương với 0,3mm đến 3,0mm.
Dưới ánh nắng mặt trời chiếu liên tục 8 giờ trong ngày như vùng nhiệt đới Việt Nam, bạt HDPE khó mục hóa với thời gian lên đến 20 năm nếu là bạt sản xuất trong nước, và lên đến 50 năm nếu là bạt nhập khẩu theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Với khả năng chịu mục hóa dưới ánh nắng mặt trời lên đến hàng chục năm, đó là lý do nó được sử dụng phổ biến ngày nay.
Một vật liệu có tên gọi là chống thấm, thì nó chuyên dùng cho các công trình chuyên ngăn ngừa hoặc phân cách các dạng vật chất ở thể lỏng, kiểm soát chúng trong một môi trường, trong một không gian, trong một phạm vi mà chúng ta mong muốn. Ví dụ như bạn có một câu hỏi là: Làm sao để đưa một 1000 khối nước từ ngoài biển vào bãi cát sau nhà bạn để nuôi tôm ? vậy thì câu trả lời của bạn là gì? Bạn sẽ dùng máy đào, đào lên một cái hố và dùng máy bơm nước vào hồ, thả tôm vào và nuôi thôi, thật không may là cùng cát nhà bạn không thể giữ nước được sau hai ngày ngừng bơm, vậy dùng cái Bạt lót hồ nuôi tôm này trải xuống đáy ao để chống thấm là câu trả lời cho bạn.
Màng HDPE dùng lót hồ nổi hoặc hồ chìm để nuôi trồng thủy sản
Một xu hướng mới trong nuôi trồng thủy sản ngày nay, theo nhận biết của Hưng Phú trong bề dày kinh nghiệm cung cấp và lắp đặt màng chống thấm HDPE cho các đơn vị cá nhân dùng bạt lót hồ tôm hoặc nuôi các loài thủy sinh, mọi người có xu hướng làm hồ nổi trên mặt đất. Vì sao lại có xu hướng này ? Hiện nay quỹ đất đai, thị trường bất động sản Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây, không những thế, các khu đất ven biển hoặc các vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hoặc các vùng ven biển miền trung, nơi tập trung nuôi trồng thủy sản nhiều nhất. Ở đó bây giờ đất đai không hề rẻ, người nuôi trồng có thể tận dụng các mặt nước nuôi lồng bè nổi theo truyền thống cũng chịu nhiều rủi ro mưa bão, thời tiết không ổn định do đó giải pháp làm hồ nổi trên mặt đất là giải pháp khá hiệu quả với các nguyên nhân chính sau đây.
- Giá thành giảm rất lớn tới 50% giá trị công trình, vì không đào lấp
- Lắp đặt nhanh chóng, an toàn, dễ kiểm soát môi trường trong ao nuôi
- Có thể lắp đặt mái che dễ dàng.
- Khi không nuôi nữa thì có thể dọn dẹp và lấy lại quỹ đất đã sử dụng cho việc khác mà không phải đào lấp thêm một lần nữa
- Kiếm soát chu trình sinh trưởng của vật nuôi trong ao dễ dàng và phòng ngừa bệnh tật tốt.
Một minh họa hình ảnh hồ nổi mà Hưng Phú thực hiện được dùng mô phỏng và thử nghiệm khi bơm nước vào bên trong. Cấu tạo của hồ không có gì phức tạp, bao gồm Lưới thép Rọ Đá bọc nhựa PVC xung quanh thành hồ được nối với trụ bê tông 10x10cm chôn xuống đất 50cm. Dây thép đan được bọc nhựa PVC chống chọi được với nước mặn hóa ở những vùng biển nuôi tôm và chống được mục hóa của ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới lên đến 50 năm.
Cấu tạo hình tròn của hồ chỉ hơi khó khăn trong việc lắp đặt, nhưng lý do làm hồ tròn có những lợi ích lớn hơn bạn nghĩ, ví dụ như phân bố vật nuôi trong hồ đồng đều vì không có góc cạnh, dẫn đến bơm thổi hoặc sục khí trong hồ dễ kiểm soát hơn. Rốn thu nước ở ngay tâm hình tròn chính giữa khi tạo dòng xoáy chất thải vật nuôi tự động lắng lại ngay chổ thu nước, bạn chỉ cần xả ra theo ống dẫn.
Tại sao không phải hình vuông? mà là hình tròn ? Bởi vì hình vuông bạn gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém hơn làm hồ chìm vì lực nén của nước ra bốn phía của thành hồ, do đó bạn phải gia cố ở bốn phía, hồ càng lớn bạn phải gia cố càng nhiều, và đặc biệt khi tạo dòng chảy bên trong, nó hoàn toàn khác với hình tròn. Điều khác biệt nữa là hồ vuông nổi bạn làm càng lớn thì chi phí càng cao. Trái lại làm hồ tròn nổi, bạn làm càng lớn thì chi phí càng rẻ, hồ lớn nhất theo Hưng Phú ghi nhận ở Phú Yên có đường kính đúng 52m và chiều cao thành hồ 1,4m chiều cao mực nước là 1,3m. Đáng ngạc nhiên không. Tóm lại là bạn làm hồ nổi hình tròn lớn thì lực nước được phân bố đồng đều mọi điểm ở thành hồ, do đó chi phí rẻ hơn là hồ vuông, nhưng nhược điểm hồ tròn nổi là khó lắp đặt hơn trong công tác thi công hàn màng chống thấm HDPE mà thôi.
Màng địa kỹ thuật HDPE dùng để xử lý môi trường
Chúng ta thường thấy ở những trang trại chăn nuôi heo của công ty CP hoặc các nhà máy như nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, hoặc các bãi xử lý rác, thông thường ở các bãi xử lý rác màng chống thấm HDPE được lót ở đáy chôn lấp, phía dưới lớp bạt HDPE này có thêm một lớp vải địa kỹ thuật không dệt để bảo vệ lớp màng, phía trên cùng là một lớp cát dày 50cm được bơm vào. Công tác trãi màng chống thấm phía dưới hố chôn lấp rác tùy theo độ phức tạp của công trình, nhưng đặc điểm chung của việc thi công hàn màng chống thấm HDPE ở những địa hình nào cũng là việc làm khó khăn vất vả đòi hỏi đúng kỹ thuật thi công của nhà cung cấp dịch vụ.
Hình minh họa này là một công trình chôn lấp rác thải thuộc Quận Cái Răng Thành Phố Cần Thơ. Công suất nhà máy xử lý đốt và phân loại chôn lấp 50 Tấn/Ngày đêm. Công trình giai đoạn 1 lót HDPE cho 04 Hồ có chiều dài rộng và cao là 50x25x3m do Hưng Phú cung cấp màng chống thấm HDPE dày 0,5mm. Hoàn thành tháng 04 năm 2016.
Màng chống thấm HDPE còn dùng làm các hồ kỵ khí cho bể Biogas trong các trang trại chăn nuôi heo, gà. Các nhà máy bột mì đóng trên vùng Tây Ninh có những nhà máy xử lý hàng trăm khối nước thải trong một ngày đêm, và những hồ chứa nước thải cũng như hồ Biogas kị khí của nó là rất lớn. Thông thường những hồ này tốn khá nhiều mặt bằng đất để thi công và công tác hàn màng chống thấm HDPE trong những điều kiện rất khó khăn.
Nhà máy xử lý nước thải, một công trình tiêu biểu của dự án xử lý nước, thuộc Thị xã Đồng Xoài Bình Phước mà Hưng Phú thi công và đã hoàn thành tháng 06 năm 2016 với các hạng mục bào gồm 06 Hồ tùy tiện, 02 hồ kỵ khí BIOGAS. Một hệ thống xử lý nước thải của 300.000 dân của toàn bộ thị xã Đồng xoài đổ dồn hết về đây. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương 30% đối ứng và ngân hàng thế giới World Bank 70% cho vay thương mại.
Màng chống thấm HDPE được sử dụng dày 1,5mm nhập khẩu của công ty GSE Thái Lan, các thông số kỹ thuật của màng chống thấm HDPE đạt các tiêu chuẩn của ASTM Quốc Tế, từ các chỉ tiêu cơ bản như độ biến dạng hay còn gọi là độ giãn dài, độ kháng thủng, tính thấm nước và kháng tia UV đạt chuẩn ASTM Quốc tế cũng như tiêu chuẩn TCVN:2014. Tổng khối lượng nhập khẩu của màng chống thấm HDPE cho dự án này là 64.000 m vuông. Cùng với 800m Polylock dùng cho việc neo bạt quanh thành hồ BIOGAS. Mời bạn xem trong mục Dự Án của chúng tôi thực hiện chi tiết trong bài viết này.