Top 5 lễ hội đặc sắc nhất tại Thái Lan

Thái Lan không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tâm linh, nơi đây còn được biết đến với nhiều lễ hội độc đáo. Chắc chắn các nó sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị và mới lạ. Hãy cùng TopReview.vn khám phá Top 5 lễ hội đặc sắc tại Thái Lan không thể bỏ qua.

1/ Giới thiệu đôi nét về Thái Lan

Nội dung

Thái Lan là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Nơi đây được mệnh danh là “đất nước chùa vàng”, “thiên đường du lịch”… Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại đặt cho đất nước này những cái tên hoa mỹ ấy. Đích thực nơi đây rất thích hợp du lịch và tham quan để tìm hiểu.

Đất nước Thái Lan vô cùng nổi tiếng với các lễ hội
Đất nước Thái Lan vô cùng nổi tiếng với các lễ hội

Với nền văn minh phát triển từ rất sớm. Cho đến nay, Thái Lan vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa cổ xưa. Song song với việc phát triển những công trình hiện đại, nơi đây vẫn duy trì rất nhiều chùa chiền. Chính vì điều này, các lễ hội tại Thái Lan vô cùng đa dạng và đặc sắc.

2/ Lễ hội té nước Songkran

Lễ hội Songkran diễn ra vào ngày 13 đến 15/4 hằng năm. Đây là thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới. Ngoài việc sửa sang nhà cửa, mua sắm áo quần, hằng năm người dân Thái Lan vẫn chú trọng việc tham gia lễ hội này.

Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian dịch chuyển, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”. Trong lễ hội này, mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành.

Lễ hội té nước được người dân Thái Lan tham gia đông đảo
Lễ hội té nước được người dân Thái Lan tham gia đông đảo

Đầu tiên, người ta lên chùa dự lễ tắm Phật. Họ mang trái cây và các món ăn chay cúng dường cho các vị sư, phóng sinh. Sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi cuối cùng sẽ đến phần vừa là lễ, nhưng cũng vừa là hội của Songkran.

Phần hội này vô cùng nhộn nhịp và được đông đảo người tham gia. Lễ hội bao gồm hoạt động té nước khá độc đáo. Với sự xuất hiện của các cô gái mặc đồ truyền thống, thu hút sự hiếu kỳ của đông đảo du khách. Người dân Thái Lan quan niệm té nước giúp xua đuổi điều đen đủi, mong phát tài trong năm mới. Do đó hầu hết người dân đều tham gia hoạt động này.

3/ Lễ hội hoa đăng Loy Krathong

Lễ hội Loy Krathong ở Thái Lan là một lễ hội có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, khi người dân Thái cảm tạ 3 vị thần đã ban họ những điều tốt đẹp. Đó là thần Brahma, Vishnu và Shiva. Gần 150 năm trước, Vua Rama IV đã công nhận lễ hội này. Ông coi nó như một nghi thức để tôn vinh Đức Phật. Kể từ đó, lễ hội này được tổ chức trên khắp Thái Lan như một lễ thả đèn hoa đăng.

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong - lễ hội lung linh nhất thế giới
Lễ hội hoa đăng Loy Krathong – lễ hội lung linh nhất thế giới

Đây là một trong những hoạt động lớn của năm tại Thái Lan. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng 12 theo lịch người dân bản địa. Đây là dịp người dân tỏ lòng thành kính về sự biết ơn đến nữ thần nước. Nhờ phúc nữ thần người dân nơi đây có nguồn nước dồi dào để sinh hoạt và sản xuất.

Từ “Loy” trong tiếng Thái có nghĩa là “nổi”. “Krathong” có nghĩa là “một thùng chứa nhỏ” được làm từ thân cây chuối có chứa hương, nến và hoa. Trong lễ hội hoa đăng Loy Krathong này, Krathong nổi tượng trưng cho một người sẵn sàng buông bỏ hận thù và giận dữ.

Ngoài ra, hoạt động thả đèn hoa còn mang ý nghĩa xua đi những điều tồi tệ, mong ước bình an, tốt lành cho người dân. Hoạt động này được tổ chức lớn nhất tại 4 địa điểm Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Đây được xem là màn thả hoa đăng lung linh nhất thế giới. Dưới làn nước mênh mông, những ánh đèn lung linh huyền bí vô cùng xinh đẹp.

4/ Lễ hội Phật giáo Khao Phansa

Mỗi năm đúng vào ngày thứ nhất của Tết, người dân Thái Lan sửa soạn đẹp đẽ nhất. Họ cùng gia đình, họ hàng và bạn bè đến các chùa địa phương xin lộc đầu năm. Sau khi tham gia phần nghi lễ trang trọng bên trong chùa. Hầu hết người Thái đều hoạt động lau chùi tượng Phật. Đây là cách họ thể hiện lòng thành kính đến đức Phật.

Lễ hội Phật giáo Khao Phansa diễn ra vào ngày đầu năm
Lễ hội Phật giáo Khao Phansa diễn ra vào ngày đầu năm

Ngày thứ hai được gọi là Wan Nao cũng giống như giao thừa tại nhiều nước Đông Á khác. Vào ngày này người dân cấm kỵ nói xấu, làm điều xấu. Ngoài ra, lễ Khao Phansa còn được tổ chức vào tháng vào tháng 7 để tuyên bố sự an cư của Phật tử. Đây cùng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin. Đó là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư. Họ muốn thể hiện sự biết ơn và tấm lòng thành kính với Phật giáo.

Tết truyền thống của người Thái nhằm ngày 13 tháng 4 theo lịch của người Khmer xưa. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành. Họ muốn làm việc này để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ. Đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái. Nền văn hóa Thái Lan chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo. Do đó đối với họ lễ hội này có ý nghĩa vô cùng to lớn.

5/ Lễ hội ăn chay “rùng rợn

Lễ hội ăn chay diễn ra vào ngày 10 tháng 10 hằng năm. Hoạt động được tổ chức thường niên với quy mô lớn. Lễ hội có xuất phát điểm từ người dân nhập cư vào thế kỷ XIX. Lễ hội ăn chay được xem một cuộc diễu hành khổ hạnh. Đây là nơi những người tham gia thể hiện lòng tin với các vị thần. Thể hiện sức mạnh các vị thần ban cho họ chống lại bệnh tật và xua đuổi tà ma trong cơ thể.

Những tín đồ khỏe mạnh sử dụng vật dụng sắc nhọn để xuyên qua miệng, mặt, cơ thể.
Những tín đồ khỏe mạnh sử dụng vật dụng sắc nhọn để xuyên qua miệng, mặt, cơ thể.

Những tín đồ khỏe mạnh sẽ nhịn ăn và sử dụng vật dụng sắc nhọn để xuyên qua miệng, mặt, cơ thể. Buổi sáng, người dân tụ tập trên đường, đốt pháo và đánh trống diễu hành, mở màn lễ hội. Hàng năm, lễ hội ăn chay ở Phuket, Thái Lan thu hút hàng trăm khách du lịch tham gia bởi sự tò mò, hiếu kỳ về các hoạt động rùng rợn, độc đáo.

Trong thời gian tham gia, Phật tử phải tham gia chế độ ăn chay nghiêm ngặt, mặc đồ trắng và thực hiện một vài quy định khác. Điều này đảm bảo quy tắc thanh lọc thân tâm và tạo phước.

6/ Buffet cho khỉ

Hàng năm, vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11 tại tỉnh Lopburi diễn ra đại tiệc cho lũ khỉ. Ước tính có khoảng 4 tấn hoa quả các loại được sử dụng trong bữa tiệc này. Gồm có chuối, táo, nho, na… Nhiều loại đồ uống khác nhau như nước hoa quả, coca, sữa, nước khoáng…

Vào dịp này, hàng trăm chú khỉ bao vây khu vực được bố trí sẵn. Chúng được thỏa thích lựa chọn trái cây và những món ăn dân làng chuẩn bị. Lễ hội bày tỏ lòng yêu quý của người dân Thái Lan cho bầy khỉ.

Lễ hội dành cho bầy khỉ
Lễ hội dành cho bầy khỉ

Người dân Thái Lan quan niệm khỉ là người lính bảo vệ cho thần Narai của đạo Hindu. Do đó họ luôn yêu thương loài vật này. Không ai được phép gây tổn hại đến chúng. Du khách tham quan nơi đây sẽ có những khoảng thời gian hết sức thú vị.

Tổng kết

Đất nước Thái Lan với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn cũng như các lễ hội độc đáo. Quả thật khiến người ta tò mò và mong muốn khám phá. Còn chần chờ gì nữa, hãy mau lập kế hoạch cho chuyến đi Thái Lan ngay hôm nay thôi. TopReview.vn hy vọng thông tin này hữu ích với bạn.

Gửi phản hồi