Ngày cưới là một trong những ngày trọng đại của cuộc đời mỗi con người. Cả cô dâu và chú rể chắc chắn đều mong muốn mình thật sự xinh đẹp, lộng lẫy trong lễ cưới. “Quốc phục” của các nước mang đến một nét văn hóa đặc trưng thú vị. Nó thể hiện rất rõ trong đám cưới của mỗi quốc gia. Trong đó có những bộ trang phục truyền thống rất đặc biệt. Ví dụ như cô dâu chú rể cùng che mặt hay chú rể mặc váy ngắn, váy dày vô cùng ấn tượng.
Không chỉ là biểu tượng mang đậm bản sắc dân tộc, quốc phục của mỗi quốc gia còn làm cô dâu chú rể lộng lẫy hơn trong ngày trọng đại.
Ngày nay, váy cưới trắng thiết kế sang trọng và vest lịch lãm theo kiểu phương Tây được rất nhiều cặp đôi sử dụng. Tuy nhiên, ở rất nhiều quốc gia, có những cặp đôi vẫn khoác lên người trang phục truyền thống cho ngày trọng đại này. Hãy cùng TopReview dạo một vòng quanh địa cầu để xem cô dâu chú rể sẽ mặc gì trong ngày trọng đại này nhé
1.Kimono, niềm tự hào của người Nhật
Nội dung
Đối với một đám cưới truyền thống của Nhật Bản, những cô dâu sẽ khoác cho mình một bộ kimono. Với màu trắng tinh khôi cho các buổi lễ chính thức, tượng trưng cho sự tinh khiết và sự độc thân. Sau buổi lễ, cô dâu có thể dùng bộ kimono màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
Nhắc đến Nhật Bản chúng ta sẽ không thể quên những bộ kimono trứ danh. Trong lễ cưới thông thường cô dâu sẽ dùng bộ kimono màu trắng hoặc đỏ, còn chú rể dùng Kimono đen.
Kimono màu trắng biểu tượng cho sự bắt đầu của cuộc sống hôn nhân, làm vợ, làm mẹ. Sự chấm dứt của lối sống lẻ bóng, độc thân. Ngoài ra, cô dâu cũng sẽ mặc thêm một lớp áo choàng lụa được gọi là Uchikake.
Còn trang phục của chú rể được gọi là Montsuki Kimono, có đính kèm gia huy riêng của mỗi gia tộc. Hiện nay, ngoài màu đen thì Kimono chú rể màu tím, xanh đậm, nâu cũng lựa chọn rất nhiều.
Không chỉ có người Nhật mà Kimono được rất nhiều du khách ghé thăm và yêu thích. Nó còn được xem là trang phục truyền thống nổi tiếng bậc nhất trong những trang phục truyền thống của các nước Châu Á.
2. Hanbok, trang phục không thể thiếu trong đám cưới Hàn Quốc
Bộ “Quốc phục” của Hàn Quốc được gọi là “Hanbok”. Còn của Bắc Triều Tiên lại gọi là “Joseon-ot”. Bộ trang phục thường được may từ những loại vải có màu sắc ưa nhìn, và được sử dụng trong các lễ hội của Triều Tiên. Một bộ Hanbok bao gồm phần Jeogori, đó là áo cánh ngắn có thể gọi là áo khoác lửng. Và phần còn lại là Chima, phần đầm xòe bên dưới.
Trang phục cưới truyền thống của người Hàn Quốc là những bộ Hanbok lộng lẫy.
Trên bộ trang phục này, nghệ nhân sẽ tỉ mẩn thêu lên các họa tiết rực rỡ. Cô dâu sẽ được khoác lên người bộ Hanbok có màu sắc tươi sáng và hoa văn thêu tinh tế.
Đặc biệt, các cô dâu người Hàn còn có trên tay chiếc khăn thêu họa tiết sặc sỡ, tinh tế. Đi kèm với bộ trang phục là đôi giày hình chiếc thuyền được chế tạo từ vải lụa và tất lụa trắng. Các cô dâu, chú rể cũng đội trên đầu những chiếc mũ rất lạ mắt và cầu kì.
3. Sari, quốc phục cầu kỳ của người Ấn Độ
Sari là “quốc phục” cưới của người Ấn Độ. Sari là chiếc khăn dài từ 4 – 9 mét được quấn quanh người nàng dâu, Sari thường được quấn quanh eo rồi vắt qua vai. Người Ấn Độ thường chọn Sari có màu đỏ hoặc hồng, biểu hiện cho may mắn và hạnh phúc.
Tùy theo gia cảnh từng nhà mà bộ váy cưới sẽ được đính kim sa và đá quý việc này thể hiện được gia thế cô dâu.
Đi kèm với chiếc váy sang trọng này là bộ trang sức 16 món, tên là “Solah shrinngar”. Trong văn hóa Ấn Độ, thường màu hồng hay đỏ sẽ được lựa chọn làm váy cưới cho các cô dâu. Điểm phân biệt với Phụ nữ đã lập gia đình ở miền bắc Ấn Độ là một dấu chấm đỏ trên trán.
4. Độc đáo với hình ảnh chú rể mặc váy ở Scotland
Trên đất nước Scotland, trang phục cưới truyền thống là những chân váy kẻ caro. Nhưng điều đặc biệt chính là người sử dụng nó không phải là cô dâu mà chính là chú rể. Đúng vậy, vì Scotland là “đất nước của những người đàn ông mặc váy”, váy họa tiết caro chính là “quốc phục” của họ.
Vào ngày quan trọng của cuộc đời, chú rể sẽ mặc chân váy kẻ caro cùng sơmi và áo vest. Họa tiết carp sẽ được quy định tùy thuộc vào các gia tộc trên đất nước. Còn cô dâu sẽ mặc váy trắng trẻ trung, sau khi nghi lễ kết thúc, cô dâu sẽ được chú rể quàng khăn choàng có họa tiết của gia tộc quanh vai hoặc thắt quanh eo. Đánh dấu cho phần đời còn lại cô dâu sẽ theo gia tộc nhà chồng.
5. Bunad, trang phục truyền thống bắt mắt của người Na Uy
Tại Na Uy, trang phục cưới truyền thống phải nói là cực kỳ bắt mắt và rực rỡ. Váy cưới truyền thống của nàng dâu gọi là “Brudekjole” màu trắng, đỏ, hoặc vàng. Đó là loại váy dài qua mắt cá chân, được thêu họa tiết nhỏ xinh trông rất cuốn hút.
Cô dâu thường đội chiếc vương miện làm bằng vàng hoặc bạc. Với mong muốn âm thanh phát ra từ các vòng đính trên vương miện có thể xua đi ma quỷ, cầu cho cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Trang phục cưới của chú rể gọi là “Bunad”, đó là đồ làm thủ công bằng len. Tuy nhiên, ngày nay chú rể sẽ thay áo len bằng sơ mi và áo khoác trắng theo kiểu hiện đại.
6. Áo dài, niềm tự hào của Việt Nam
Trang phục cưới truyền thống của Việt Nam hay “quốc phục” là Áo dài cho cả cô dâu và chú rể. Những tà áo dài thướt tha, lịch sự mà vẫn làm nổi bật nét đẹp cơ thể, để cô dâu chú rể thật thanh lịch, tao nhã và cuốn hút trong ngày cưới.
Áo dài trong lễ cưới chủ yếu là những màu tươi sáng như đỏ, vàng,… được thêu, vẽ những hoa văn bắt mắt. Đi kèm với áo dài là khăn xếp hay còn gọi là khăn đóng.
Thông thường chú rể sẽ đội khăn xếp 6 vòng, cô dâu sẽ đội khăn xếp 12 vòng tượng trưng cho “12 bến nước cuộc đời người phụ nữ”.
7. Phaxin Thái Lan xinh đẹp
Trang phục cưới truyền thống của Thái Lan là một loại trang phục nhìn rất sang trọng và tinh tế. Bộ trang phục dành cho ngày lễ trọng đại này được chọn lựa kỹ rất càng từ chất liệu đến kiểu dáng tới màu sắc. Chủ yếu được làm bằng vải tơ tằm mỏng nhẹ với khuôn màu tươi sáng như xanh pastel, camel, hồng,…
Đi kèm với bộ váy là chiếc khăn làm từ lụa và vắt bên vai. Trông cô dâu cực sang trọng và quyến rũ trong bộ trang phục truyền thống này.
8. Trang phục cưới của Caucasus
Trang phục cưới truyền thống của Caucasus được ví như bộ trang phục cổ tích. Với hai gam màu chủ đạo là đen trắng, nhìn có vẻ cô dâu và chú rể như chàng hiệp sĩ và công chúa bước ra từ thế giới trong mơ. rất tinh tế, lôi cuốn, cầu kì và sang trọng.
Chú rể còn cầm trên tay một thanh gươm, chứng tỏ cho sự nam tính, dũng mãnh và mạnh mẽ. Cô dâu với váy bồng bềnh lãng mạn, mộng mơ cùng những dải ren truyền thống tạo nên vẻ đẹp yêu kiều.
9. Trang phục cưới của Malaysia
Đám cưới truyền thống tại Malaysia thường tổ chức theo kiểu Hồi giáo. Trang phục cưới truyền thống tại đây thường được gọi là “Baju Kurung” cho cô dâu và “Baju Melayu” cho chú rể. Bộ trang phục này thường có màu kem hoặc tím.
“Baju Kurung” của nàng dâu là váy hoặc sarong dài từ hông đến mắt cá chân, khoác bên ngoài là áo cùng màu có tay dài đến đầu gối. Đi kèm với bộ váy cưới có thêm khăn trùm đầu cũng cùng màu. Còn “Baju Melayu” dành cho chú rể thì được thiết kế màu giống với trang phục cô dâu, tuy nhiên chú rể sẽ đội mũ và quấn thêm khăn ở hông.
10. Trang phục cưới của Mông Cổ
“Deel” là tên gọi của trang phục cưới truyền thống lãnh thổ của Mông Cổ. Bộ “Deel” có màu sắc rực rỡ, chủ yếu là gam màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ.
Cô dâu sẽ được trang điểm, làm tóc xinh đẹp, sắc sảo và đặc biệt sẽ được đội những chiếc mũ đính vòng hạt tỉ mẩn. Bộ váy cưới truyền thống của Mông Cổ xuất hiện lâu đời, là đặc trưng cho hình ảnh người Mông Cổ và những bộ tộc du mục vùng lân cận.
Trên đây TopReview đã chia sẽ top những quốc gia có váy cưới độc đáo nhât. Dù đơn giản hay hiện đại thì bạn phải thật sự xinh đẹp và lỗng lẫy trong ngày trọng đại nhé.
Tham khảo nhiều bài viết hay hơn tại Thời Trang nhé!